Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Không cần mua, Việt Nam vẫn có F-15 tham gia bảo vệ Trường Sa?

Không cần mua, Việt Nam vẫn có F-15 tham gia bảo vệ Trường Sa?

Su-30MK2 kết hợp với F-15 sẽ tạo ra một cặp bài trùng cực kỳ lợi hại, đây liệu có phải là hướng đi mà Việt Nam nên triển khai?

Sau khi lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam được Mỹ dỡ bỏ, bên cạnh tiêm kích F-16 Fighting Falcon hay F/A-18 Hornet, đã có lác đác một vài ý kiến cho rằng chúng ta có thể mua thêm F-15E Strike Eagle để phối hợp cùng Su-30MK2.
Những người ủng hộ luận điểm này cho rằng so với Su-30MK2, F-15E nhờ ưu thế nhỏ gọn, tốc độ rất cao, tải trọng vũ khí lớn và hệ thống điện tử tối tân "chưa bị đối phương bắt bài" sẽ tạo ra một cặp bài trùng lợi hại cho Không quân Nhân dân Việt Nam.
Không cần mua, Việt Nam vẫn có F-15 tham gia bảo vệ Trường Sa? - Ảnh 1.
Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam bên cạnh một chiếc F-15J của Không quân Nhật Bản
Tuy vậy trở ngại có vẻ như vẫn lớn hơn lợi ích mang đến, ngoài đơn giá cao gần gấp đôi Su-30MK2, nếu mua F-15, Việt Nam buộc phải xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công tác đào tạo phi công từ đầu, bên cạnh đó là muôn vàn khó khăn về vấn đề đồng bộ hóa vũ khí trang bị, thông tin liên lạc.
Với phi đội Su-27/30 đang ở mức 45 chiếc, đứng đầu Đông Nam Á, số tiền phải bỏ ra hàng năm để nuôi chúng không hề nhỏ. Nếu mua tiếp F-15 thì số lượng sẽ không thể lớn, quá lãng phí cơ sở đã đầu tư. Do vậy phương án tối ưu đối với tiêm kích hạng nặng vẫn là nên lựa chọn Su-30SM hoặc Su-35S chứ không phải "Đại bàng tấn công".
Nhưng lại có một cách khác khiến Việt Nam không cần mua mà vẫn có được một phi đội F-15 nằm trong quyền điều động của mình.
Không cần mua, Việt Nam vẫn có F-15 tham gia bảo vệ Trường Sa? - Ảnh 2.
Tiêm kích F-15SG của Không quân Singapore
Không quân Cộng hòa Singapore đang có trong biên chế 40 chiếc F-15SG, đây là phiên bản sửa đổi từ F-15E theo yêu cầu đặc biệt của "Đảo quốc sư tử", năng lực không chiến của chúng được đánh giá đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Su-30MKM của Malaysia trong khi trội hơn Su-30MK2 của Việt Nam.
Đặc thù của Singapore là lãnh thổ quá nhỏ hẹp, không đủ chỗ cho hoạt động huấn luyện quân sự, đặc biệt là đối với máy bay chiến đấu, vì vậy mà họ đành phải gửi phần lớn lực lượng của mình ở nước ngoài.
Trong những hiệp ước hợp tác, luôn có điều khoản cho phép nước sở tại điều động các đơn vị Singapore đang đóng quân tham chiến trong trường hợp quốc gia chủ nhà có chiến sự, hay triển khai luyện tập theo yêu cầu của họ.
Do tình hình khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp, Singapore dự tính sẽ chuyển bớt một vài phi đội F-15SG ở Mỹ hay Pháp về gần nhằm đề phòng tình huống bất trắc, họ đang tích cực ngoại giao để tìm căn cứ đóng quân cho chúng, vậy nếu bạn đề nghị thì Việt Nam có nên chấp nhận?
Không cần mua, Việt Nam vẫn có F-15 tham gia bảo vệ Trường Sa? - Ảnh 3.
F-15D của Không lực Hoa Kỳ bay kèm Su-30MKI của Không quân Ấn Độ trong một cuộc tập trận
Hiện nay trong các chuyến bay tuần tra ra Trường Sa, ngoài Su-30MK2 có đầy đủ khả năng phản ứng trước mọi tình huống, Su-22/27 chỉ làm tốt nhiệm vụ đối hải hoặc đối không, tuy vậy năng lực đối không của Su-27/30 cũng chỉ ở mức khá, chưa thực sự tạo ưu thế vượt trội.
Khi chưa có trong tay một chiếc tiêm kích không chiến chuyên nghiệp như Su-30SM hay Su-35S, sự có mặt của F-15SG sẽ lấp đầy khoảng trống nêu trên, khi bay kèm Su-22/27/30, chúng sẽ tạo ra chiếc ô phòng không che phủ tin cậy.
Nhưng đáng tiếc là hiện Việt Nam vẫn chưa có chủ trương cho phép nước ngoài sử dụng lãnh thổ của mình để làm căn cứ quân sự, kể cả với những đối tác chiến lược như Nga hay Ấn Độ. 
Vì vậy, nếu không có chuyển biến lớn về chính sách trong tương lai thì viễn cảnh trên sẽ chưa thể xảy ra, chúng ta vẫn dựa hoàn toàn vào sức mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét