Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Mỹ chậm "cho không" F-16, Việt Nam sẽ "chốt" Kfir để thay thế?


Mỹ chậm "cho không" F-16, Việt Nam sẽ "chốt" Kfir để thay thế?

Tiêm kích Kfir Block 60 với radar mảng pha quét chủ động và hệ thống điện tử tinh vi được đánh giá có sức chiến đấu không thua kém F-16V Viper trong khi đơn giá lại rẻ hơn đáng kể.

Sau khi Mỹ thông báo chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đã có tin cho biết chúng ta muốn nhận được các tiêm kích F-16 thuộc Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) để sau đó tân trang lên phiên bản F-16 Block 52 như trường hợp của Indonesia.
Nếu mọi viện tiến triển thuận lợi, Việt Nam cũng sẽ phải bỏ ra khoản tiền vào khoảng 31 triệu USD để đại tu và nâng cấp một máy bay "được tặng", con số không hề nhỏ.
Tuy nhiên sau sự hồ hởi ban đầu, mọi việc có vẻ đã lắng xuống do giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng, thậm chí gần đây còn có thêm nhận định rằng không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ bỏ qua thương vụ trên, giống như như việc quay sang muốn mua P-3C của Nhật Bản vì giá chào hàng của Mỹ vẫn quá cao.
Mỹ chậm cho không F-16, Việt Nam sẽ chốt Kfir để thay thế? - Ảnh 1.
Vẫn còn một quãng đường dài để tiêm kích F-16 có thể về với Không quân Việt Nam
Trong tình thế cấp bách phải đưa vào biên chế một loại tiêm kích hạng nhẹ mới để thay thế MiG-21 vừa nghỉ hưu, phương án khác nên được tính tới đó là quay lại với ứng viên Kfir "Lion Cub" của Israel.
Tương tự như tiêm kích F-16 secondhand của Mỹ, các chiến đấu cơ Kfir của Israel cũng là loại đã qua sử dụng và đang được lưu giữ trong sa mạc Negev. Mặc dù độ bền khung thân của máy bay Kfir có kém hơn F-16, nhưng do dự trữ giờ bay còn nhiều vì thời gian khai thác rất ít, cho nên sau khi đại tu, tuổi thọ của chúng sẽ là ngang nhau.
So với F-16, lợi thế lớn nhất của Kfir nằm ở đơn giá có tính cạnh tranh rất cao. Được biết vào năm 2010, Colombia chỉ tốn 20 triệu USD để sở hữu một chiếc Kfir TC.10 - phiên bản lắp đặt radar EL/M-2032 cũng như được bổ sung thiết bị điện tử hàng không tiên tiến cùng hệ thống quản lý tác chiến tối tân, có năng lực không hề thua kém F-16 Block 52.
Nếu khách hàng muốn mua phiên bản cao cấp nhất là Kfir Block 60 với radar mảng pha quét chủ động (AESA) thì số tiền dự kiến sẽ ở mức 28 - 30 triệu USD, vẫn rẻ hơn rất nhiều con số 45 triệu USD để nâng cấp F-16 lên chuẩn F-16V Viper, thậm chí IAI còn cho biết máy tính mới của Kfir Block 60 còn mạnh hơn loại lắp trên F-16 Block 60 "Desert Falcon".
Mỹ chậm cho không F-16, Việt Nam sẽ chốt Kfir để thay thế? - Ảnh 2.
Tiêm kích Kfir Block 60 sẽ là sự lựa chọn tốt hơn dành cho Không quân Việt Nam so với phương án mua lại F-16
Nếu "chốt" tiêm kích Kfir TC.10 hoặc Kfir Block 60, Việt Nam còn tận dụng được cả kho tên lửa không đối không Derby cũng như Python 5 (đã nhận kèm hệ thống phòng không SPYDER) thay vì phải mua mới tên lửa AIM-120 hay AIM-9 có giá thành rất cao từ Mỹ.
Ngoài ra với mối quan hệ hợp tác quốc phòng đang phát triển ở mức chưa từng thấy, Việt Nam đã vươn lên trở thành khách hàng VIP của vũ khí Israel, chúng ta sẽ không phải chịu những ràng buộc (đôi khi rất khó chấp nhận) như khi mua hàng Mỹ.
Với những ưu thế đã nêu, rõ ràng nếu như phía Mỹ vẫn tiếp tục chậm trễ chuyển giao các tiêm kích F-16 cho Việt Nam thì việc Kfir sẽ "hớt tay trên" là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét