Thứ năm, 28/07/2016, 11:40 (GMT+7)
Theo The Atlantic (Mỹ), việc bành trướng của Trung Quốc đã được dự đoán từ lâu. Nhiều nhà quan sát nói rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đang dần tìm cách đẩy lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương, là điều không thể tránh khỏi.
Trong những bến cảng yên bình nằm rải rác bên bờ biển Palawan, một quần đảo trải dài hình thanh kiếm phía tây Philippines, thuyền phà qua lại tấp nập với những hành khách qua lại giữa các thị trấn yên tĩnh với các nhà hàng đường phố cung cấp những sản phẩm tươi sống. Vào Chủ nhật, người dân sẽ ăn vận quần áo lịch sự để tới nhà thờ. Từ bến cảng gần đó, ngư dân ra biển trên chiếc bè bancas của họ, rất đơn giản là chiếc bè đã gắn bó với họ và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau.
Sâu trong bờ biển, đường phố chật hẹp, đông đúc với tiếng còi inh ỏi từ những chiếc xe mô tô kéo. Những biển hiệu ở các cửa hàng và nhà hàng nhỏ nằm bên ven đường dường như cho ta cảm giác như đang ở Hàn Quốc, Việt Nam, hay Trung Quốc.
Các vùng bờ biển bao lấy phần này của thế giới, từ phía nam của bán đảo Triều Tiên tới quần đảo Indonesia, luôn phục vụ như con đường cao tốc mở cho văn hóa, thương mại, và làn sóng di cư không ngừng. Các nhà sử học từng mệnh danh tuyến đường biển dài bao quanh biển Hoa Đông và Biển Đông là Địa Trung Hải của Đông Á. Nhưng thời gian gần đây, vùng này đã bắt đầu được so sánh một cách đáng quan ngại với phần khác của châu Âu, một khu vực đã trở thành ngòi nổ cho chiến tranh thế giới lần thứ nhất: chiến tranh Balkan.
Atlantic lưu ý, chỉ cách vỏn vẹn 25 dặm đường bờ biển Palawan là biên giới của một cuộc giành giật ngày càng nguy hiểm và không thể lường trước. Bắt nguồn từ nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm vẽ lại biên giới hàng hải của khu vực này, như Nga đang cố vẽ lại bản đồ chính trị châu Âu ở những nơi như Crimea và Ukraine. Tuy nhiên, ở đây vấn đề có quy mô lớn hơn, tay chơi nhiều hơn và bối cảnh cũng phức tạp hơn nhiều.
Theo Atlantic, với thái độ hung hăng chưa từng có, Bắc Kinh đã thúc đẩy yêu sách chủ quyền ngang ngược đối với 80% diện tích Biển Đông, vùng nước nằm trong cái gọi là “đường chín đoạn”, tàn tích thời kì chủ nghĩa dân tộc của nước này đầu thế kỉ 20, khi lần đầu tiên phác họa quan điểm của Trung Quốc về đặc quyền truyền thống. “Đường chín đoạn” không có vị thế quốc tế và phần lớn không ai để ý cho tới khi Trung Quốc làm nó sống lại gần đây. Ngày nay, nó xuất hiện trên tất cả bản đồ Trung Quốc. Từ năm 2012, nó còn được dập nổi trên hộ chiếu mới để cấp cho công dân nước này.
Còn được biết tới với tên gọi “đường lưỡi bò” liếm dài từ đường biển phía nam Trung Quốc, bao phủ khu vực chiếm gần 40% thương mại thế giới và phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca. Từ thế kỉ 16 đã xuất hiện một bình phẩm: “Bất kì ai là chúa tể của Malacca thì sẽ nắm trong tay cổ họng của Venice” đã cho thấy tầm quan trọng của tuyến đường biển trong khu vực này.
Cư dân tiền đồn như Palawan, nằm dọc theo rìa phía đông của “đường chín đoạn” đã cảm thấy bị bao vây. Ngư dân ra vùng biển mà tổ tiên của họ tự do đi lại qua các thế hệ ngày nay thấy mình có nguy cơ đang trong một tranh chấp vùng đất vô chủ. “Người dân địa phương lo sợ khi tiến về phía tây bởi vì có rất nhiều chiến hạm Trung Quốc”, Edwin Seracarpio, một chủ tàu 52 tuổi cho biết. Người Trung Quốc nói tất cả luôn là tài sản của họ.
Atlantic nhìn nhận, nếu Trung Quốc có thể áp đặt ý chí đó trên Biển Đông, có ít nhất 5 đối thủ khác cũng khẳng định điều này và tất cả đều là các nước châu Á nhỏ yếu hơn nhiều và họ sẽ bị giới hạn bởi khu vực biển hẹp song song với đường bờ biển của mình (phần còn lại đã bị đường chín đoạn Trung Quốc chiếm mất). Trung Quốc sẽ đảm bảo được an ninh chặt chẽ hơn cho dòng cung cấp dầu quan trọng và các loại hàng hóa khác; chiếm hữu độc quyền đối với khu vực giàu nguồn cá và lượng lớn dầu khí tiềm năng dưới đáy biển; một vùng đệm lớn hơn nhằm chống lại điều Trung Quốc coi là sự xâm nhập hải quân của Mỹ.
Và tiếp đó là uy tín cũng như vị thế bá chủ khu vực Thái Bình Dương mà Bắc Kinh đã khao khát tìm kiếm từ lâu, và vị thế gây áp lực hàng chục năm qua với Đài Loan buộc hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát. Nếu làm được việc này, Trung Quốc sẽ đạt được sự bành trướng lãnh thổ lớn nhất, kể từ khi đế quốc Nhật Bản thôn tính những mảng lớn của châu Á trong nửa đầu thế kỷ 20.
Theo Atlantic, việc bành trướng của Trung Quốc đã được dự đoán từ lâu. Nhiều nhà quan sát nói rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đang dần tìm cách đẩy lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương, là điều không thể tránh khỏi. Bất kì cuộc xung đột nào như thế tất yếu sẽ nguy hiểm khi xảy ra bất cứ lúc nào, bởi Mỹ dường như quyết liệt chống lại những mưu toan này. Nhưng điều gây ngạc nhiên thay và lo lắng là thời gian biểu hay là giai đoạn đầu của cuộc xung đột dường như đã tăng tốc chóng mặt trong vòng 2 năm qua. Đột ngột và hung hăng, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy lợi ích quân sự trên toàn khu vực, buộc các nước láng giềng và Mỹ phải cảnh giác.
Từ giữa năm 2013, Trung Quốc thoạt đầu gây gổ bừa bãi ở phía đông của nước này. Tháng 7/2013, một nhóm tàu chiến Trung Quốc, xuất phát từ cảng phía bắc, lần đầu tiên đi vòng quanh Nhật Bản một cách khiêu khích. Bắc Kinh như đang gửi 2 thông điệp: Nước này đã sẵn sàng đối đầu với đối thủ truyền kiếp, và cũng cho thấy Trung Quốc không chịu bị xiềng xích bởi cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất, vốn ngăn hải quân Trung Quốc dễ dàng tiếp cập vùng biển mở trên Thái Bình Dương.
Tháng 11/2013, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, khẳng định quyền kiểm soát trên không ở vùng nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm không chỉ ADIZ của Nhật Bản quản lí mà còn chồng lấn với khu vực ADIZ của Hàn Quốc, nước trước đó Bắc Kinh vốn duy trì các mối quan hệ hữu hảo. Lầu Năm Góc đã điều máy bay trinh sát tới vùng này thường xuyên, đã ngay lập tức tuyên bố sẽ phớt lờ ADIZ của Trung Quốc.
Chỉ vài ngày sau khi vùng nhận diện phòng không được công bố, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc là Liêu Ninh, một con tàu đã qua sử dụng được tân trang lại sau khi mua lại từ Ukraine vào năm 1998, bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên với một cụm tàu tác chiến hải quân đầy đủ. Động thái trên như tái hiện sách giáo khoa của chính sách ngoại giao pháo hạm mà các nước phương Tây thế kỷ trước đã thực hành. Với sự hộ tống của hai tàu khu trục và hai tàu chống tàu ngầm, Liêu Ninh hướng thẳng đến vùng biển tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông.
Hồi đầu tháng 11, trước khi Liêu Ninh có thể tiếp cận khu vực đang tranh chấp gần Philippines và Việt Nam, một trong những chiến hạm tháp tùng của Trung Quốc đã có cuộc đối đầu nguy hiểm với một tàu chiến Mỹ, tàu tuần dương Aegis Cowpens.
Tàu Mỹ đang theo dõi việc triển khai của Liêu Ninh trong vùng biển quốc tế, khi đó tàu Trung Quốc đột ngột xông vào đường đi của Cowpens và chắn ngang trước con tàu, buộc Cowpens phải chuyển hướng để tránh đụng độ. Theo một tờ báo nhà nước Trung Quốc, nguyên nhân của hành động bất thường của tàu Trung Quốc là do Cowpens đã vi phạm “lớp bảo vệ bên trong,” của đoàn tàu Trung Quốc, một khu vực miễn trừ đến nay chưa được xác định rõ ràng bao gồm diện tích hơn 2.800 dặm – tương đương khoảng một nửa diện tích bang Connecticut.
Sau vụ việc trên, Hải quân Mỹ lấy đó là bài học để nhấn mạnh rằng việc cơ động tránh đường của Mỹ không nên được xem như một tiền lệ. “Quân đội Mỹ và lực lượng của tôi chịu trách nhiệm tại khu vực Thái Bình Dương sẽ vẫn hoạt động tự do trong vùng biển quốc tế”, Đô đốc Samuel J. Locklear, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương khi đó cho biết, “Đó là giới hạn cuối cùng. Chúng tôi sẽ hoạt động ở đó… Và đó là thông điệp cho tất cả quân đội đang hoạt động tại khu vực”.
Tháng 1/2014, một nhóm tàu hải quân khác của Trung Quốc tuần tra ở bãi ngầm James, khu vực mà cả Đài Loan và Malaysia đang tranh chấp, và nhóm tàu này đã công khai tổ chức buổi lễ trên boong tàu, trong đó các thủy thủ bày tỏ “lời thề quyết tâm” bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Trong những bến cảng yên bình nằm rải rác bên bờ biển Palawan, một quần đảo trải dài hình thanh kiếm phía tây Philippines, thuyền phà qua lại tấp nập với những hành khách qua lại giữa các thị trấn yên tĩnh với các nhà hàng đường phố cung cấp những sản phẩm tươi sống. Vào Chủ nhật, người dân sẽ ăn vận quần áo lịch sự để tới nhà thờ. Từ bến cảng gần đó, ngư dân ra biển trên chiếc bè bancas của họ, rất đơn giản là chiếc bè đã gắn bó với họ và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau.
Sâu trong bờ biển, đường phố chật hẹp, đông đúc với tiếng còi inh ỏi từ những chiếc xe mô tô kéo. Những biển hiệu ở các cửa hàng và nhà hàng nhỏ nằm bên ven đường dường như cho ta cảm giác như đang ở Hàn Quốc, Việt Nam, hay Trung Quốc.
Các vùng bờ biển bao lấy phần này của thế giới, từ phía nam của bán đảo Triều Tiên tới quần đảo Indonesia, luôn phục vụ như con đường cao tốc mở cho văn hóa, thương mại, và làn sóng di cư không ngừng. Các nhà sử học từng mệnh danh tuyến đường biển dài bao quanh biển Hoa Đông và Biển Đông là Địa Trung Hải của Đông Á. Nhưng thời gian gần đây, vùng này đã bắt đầu được so sánh một cách đáng quan ngại với phần khác của châu Âu, một khu vực đã trở thành ngòi nổ cho chiến tranh thế giới lần thứ nhất: chiến tranh Balkan.
Atlantic lưu ý, chỉ cách vỏn vẹn 25 dặm đường bờ biển Palawan là biên giới của một cuộc giành giật ngày càng nguy hiểm và không thể lường trước. Bắt nguồn từ nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm vẽ lại biên giới hàng hải của khu vực này, như Nga đang cố vẽ lại bản đồ chính trị châu Âu ở những nơi như Crimea và Ukraine. Tuy nhiên, ở đây vấn đề có quy mô lớn hơn, tay chơi nhiều hơn và bối cảnh cũng phức tạp hơn nhiều.
Theo Atlantic, với thái độ hung hăng chưa từng có, Bắc Kinh đã thúc đẩy yêu sách chủ quyền ngang ngược đối với 80% diện tích Biển Đông, vùng nước nằm trong cái gọi là “đường chín đoạn”, tàn tích thời kì chủ nghĩa dân tộc của nước này đầu thế kỉ 20, khi lần đầu tiên phác họa quan điểm của Trung Quốc về đặc quyền truyền thống. “Đường chín đoạn” không có vị thế quốc tế và phần lớn không ai để ý cho tới khi Trung Quốc làm nó sống lại gần đây. Ngày nay, nó xuất hiện trên tất cả bản đồ Trung Quốc. Từ năm 2012, nó còn được dập nổi trên hộ chiếu mới để cấp cho công dân nước này.
Còn được biết tới với tên gọi “đường lưỡi bò” liếm dài từ đường biển phía nam Trung Quốc, bao phủ khu vực chiếm gần 40% thương mại thế giới và phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca. Từ thế kỉ 16 đã xuất hiện một bình phẩm: “Bất kì ai là chúa tể của Malacca thì sẽ nắm trong tay cổ họng của Venice” đã cho thấy tầm quan trọng của tuyến đường biển trong khu vực này.
Cư dân tiền đồn như Palawan, nằm dọc theo rìa phía đông của “đường chín đoạn” đã cảm thấy bị bao vây. Ngư dân ra vùng biển mà tổ tiên của họ tự do đi lại qua các thế hệ ngày nay thấy mình có nguy cơ đang trong một tranh chấp vùng đất vô chủ. “Người dân địa phương lo sợ khi tiến về phía tây bởi vì có rất nhiều chiến hạm Trung Quốc”, Edwin Seracarpio, một chủ tàu 52 tuổi cho biết. Người Trung Quốc nói tất cả luôn là tài sản của họ.
Atlantic nhìn nhận, nếu Trung Quốc có thể áp đặt ý chí đó trên Biển Đông, có ít nhất 5 đối thủ khác cũng khẳng định điều này và tất cả đều là các nước châu Á nhỏ yếu hơn nhiều và họ sẽ bị giới hạn bởi khu vực biển hẹp song song với đường bờ biển của mình (phần còn lại đã bị đường chín đoạn Trung Quốc chiếm mất). Trung Quốc sẽ đảm bảo được an ninh chặt chẽ hơn cho dòng cung cấp dầu quan trọng và các loại hàng hóa khác; chiếm hữu độc quyền đối với khu vực giàu nguồn cá và lượng lớn dầu khí tiềm năng dưới đáy biển; một vùng đệm lớn hơn nhằm chống lại điều Trung Quốc coi là sự xâm nhập hải quân của Mỹ.
Và tiếp đó là uy tín cũng như vị thế bá chủ khu vực Thái Bình Dương mà Bắc Kinh đã khao khát tìm kiếm từ lâu, và vị thế gây áp lực hàng chục năm qua với Đài Loan buộc hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát. Nếu làm được việc này, Trung Quốc sẽ đạt được sự bành trướng lãnh thổ lớn nhất, kể từ khi đế quốc Nhật Bản thôn tính những mảng lớn của châu Á trong nửa đầu thế kỷ 20.
Theo Atlantic, việc bành trướng của Trung Quốc đã được dự đoán từ lâu. Nhiều nhà quan sát nói rằng một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đang dần tìm cách đẩy lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương, là điều không thể tránh khỏi. Bất kì cuộc xung đột nào như thế tất yếu sẽ nguy hiểm khi xảy ra bất cứ lúc nào, bởi Mỹ dường như quyết liệt chống lại những mưu toan này. Nhưng điều gây ngạc nhiên thay và lo lắng là thời gian biểu hay là giai đoạn đầu của cuộc xung đột dường như đã tăng tốc chóng mặt trong vòng 2 năm qua. Đột ngột và hung hăng, Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy lợi ích quân sự trên toàn khu vực, buộc các nước láng giềng và Mỹ phải cảnh giác.
Từ giữa năm 2013, Trung Quốc thoạt đầu gây gổ bừa bãi ở phía đông của nước này. Tháng 7/2013, một nhóm tàu chiến Trung Quốc, xuất phát từ cảng phía bắc, lần đầu tiên đi vòng quanh Nhật Bản một cách khiêu khích. Bắc Kinh như đang gửi 2 thông điệp: Nước này đã sẵn sàng đối đầu với đối thủ truyền kiếp, và cũng cho thấy Trung Quốc không chịu bị xiềng xích bởi cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất, vốn ngăn hải quân Trung Quốc dễ dàng tiếp cập vùng biển mở trên Thái Bình Dương.
Tháng 11/2013, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, khẳng định quyền kiểm soát trên không ở vùng nước giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bao gồm không chỉ ADIZ của Nhật Bản quản lí mà còn chồng lấn với khu vực ADIZ của Hàn Quốc, nước trước đó Bắc Kinh vốn duy trì các mối quan hệ hữu hảo. Lầu Năm Góc đã điều máy bay trinh sát tới vùng này thường xuyên, đã ngay lập tức tuyên bố sẽ phớt lờ ADIZ của Trung Quốc.
Chỉ vài ngày sau khi vùng nhận diện phòng không được công bố, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc là Liêu Ninh, một con tàu đã qua sử dụng được tân trang lại sau khi mua lại từ Ukraine vào năm 1998, bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên với một cụm tàu tác chiến hải quân đầy đủ. Động thái trên như tái hiện sách giáo khoa của chính sách ngoại giao pháo hạm mà các nước phương Tây thế kỷ trước đã thực hành. Với sự hộ tống của hai tàu khu trục và hai tàu chống tàu ngầm, Liêu Ninh hướng thẳng đến vùng biển tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông.
Hồi đầu tháng 11, trước khi Liêu Ninh có thể tiếp cận khu vực đang tranh chấp gần Philippines và Việt Nam, một trong những chiến hạm tháp tùng của Trung Quốc đã có cuộc đối đầu nguy hiểm với một tàu chiến Mỹ, tàu tuần dương Aegis Cowpens.
Tàu Mỹ đang theo dõi việc triển khai của Liêu Ninh trong vùng biển quốc tế, khi đó tàu Trung Quốc đột ngột xông vào đường đi của Cowpens và chắn ngang trước con tàu, buộc Cowpens phải chuyển hướng để tránh đụng độ. Theo một tờ báo nhà nước Trung Quốc, nguyên nhân của hành động bất thường của tàu Trung Quốc là do Cowpens đã vi phạm “lớp bảo vệ bên trong,” của đoàn tàu Trung Quốc, một khu vực miễn trừ đến nay chưa được xác định rõ ràng bao gồm diện tích hơn 2.800 dặm – tương đương khoảng một nửa diện tích bang Connecticut.
Sau vụ việc trên, Hải quân Mỹ lấy đó là bài học để nhấn mạnh rằng việc cơ động tránh đường của Mỹ không nên được xem như một tiền lệ. “Quân đội Mỹ và lực lượng của tôi chịu trách nhiệm tại khu vực Thái Bình Dương sẽ vẫn hoạt động tự do trong vùng biển quốc tế”, Đô đốc Samuel J. Locklear, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương khi đó cho biết, “Đó là giới hạn cuối cùng. Chúng tôi sẽ hoạt động ở đó… Và đó là thông điệp cho tất cả quân đội đang hoạt động tại khu vực”.
Tháng 1/2014, một nhóm tàu hải quân khác của Trung Quốc tuần tra ở bãi ngầm James, khu vực mà cả Đài Loan và Malaysia đang tranh chấp, và nhóm tàu này đã công khai tổ chức buổi lễ trên boong tàu, trong đó các thủy thủ bày tỏ “lời thề quyết tâm” bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét