Tối thứ Hai 03-10-2016, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) đã khai mạc Hội nghị thường niên kỳ II năm 2016, cũng là Đại hội lần thứ XIII, tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn - Tp. HCM. Trước sự kiện quan trọng này, ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT, Chủ tịch MTTQVN cùng một số quan chức chính phủ, địa phương đã đến chúc mừng.
Chương trình nghị sự, gồm có: chia sẻ mục vụ các giáo phận và các Uỷ ban, bầu Ban thường vụ và chủ tịch các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN nhiệm kỳ mới (2016-2019), thảo Thư chung gửi Cộng đồng Dân Chúa và Tâm thư gửi các Gia đình Công giáo, tiến trình xây dựng và phát triển Học viện Công giáo Việt Nam, thảo luận về việc tái cấu trúc các Uỷ ban trực thuộc HĐGMVN, và một số vấn đề khác.
Có vẻ như đại hội lần này sẽ lấy hòa bình, hòa giải và môi trường làm chủ đề chính khi mà vào sáng sớm ngày thứ Ba 04-10, các Đức cha dâng thánh lễ đồng tế mừng kính thánh Phanxicô Assisi. Thánh nhân là con người của hoà bình và hoà giải, điều Giáo hội luôn cầu xin cho thế giới hôm nay đang bị xâu xé bởi chia rẽ và chiến tranh. Thánh nhân cũng còn là vị thánh yêu mến thiên nhiên và nhìn thụ tạo bằng con mắt chiêm niệm huyền nhiệm giúp cho con người hiện đại biết sống hoà hợp và bảo vệ môi sinh.
"Hòa bình, hòa giải và môi trường" đấy chính là vấn đề nổi trội rất đáng quan tâm của thế giới và của Việt Nam ngày nay. Với tư cách là một công dân đất nước, tôi muốn bày tỏ một số suy nghĩ của mình về vấn đề này hầu mong nó có thể lọt qua bức tường của Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, đên với diễn đàn Đại hội.
Nhiều năm nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, mô hình "Giáo hội dấn thân” theo hướng “tốt đời đẹp đạo” thực sự đã làm thay đổi bộ mặt giáo hội Công giáo VN. Người công giáo đã hòa mình cùng tín đồ các tôn giáo khác cũng như những người ngoại đạo đã góp phần tích cự vào sự nghiệp phát triển kinh tế, nâng cao mức sống văn hóa, đoàn kết bảo vệ tổ quốc.
Có được những điều đó vì rằng, giáo hội đã dứt khoát đứng về phía dân tộc, đứng bên trong dân tộc, thực tình chấp nhận con đường đi lên XHCN thông qua thái độ ủng hộ chính đảng cầm quyền cùng chính thể mà nhân dân xây dựng nên đang quản lý đất nước này.
Vì rằng, tuyệt đại bộ phận tín đồ Công giáo đã coi đất nước này là nơi Giáo hội được sai đến để sống Tin mừng và giảng Tin mừng nên đã ra sức giáo dục lòng yêu nước với tín đồ và hết sức quan tâm cho đạo được trong sáng…
Vì rằng, hàng giáo phẩm đã khuyến khích giáo dân dấn thân vào các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng niu những giá trị văn hóa Việt, tương thân tương ái cộng đồng làm cho tình đoàn kết dân tộc ngày một phát triển.
Dù rằng vẫn còn nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác vẫn còn những khúc mắc, bất đồng, vẫn còn những tiếng nói lạc lõng, hành động trái với bản chất của giáo lý, giáo luật, của tinh thần Thư chung song dòng chảy chính của cộng đồng Thiên chúa vẫn là đường hướng "tốt đời, đẹp đạo".
Chắc các bề trên cũng ý thức được rằng, quyền lãnh đạo, quản lý đất nước ngày nay của chính đảng cộng sản cùng thể chế chính trị của họ là hoàn toàn chính đáng và chưa thể thay thế. Mục tiêu lựa chọn CNXH trong bối cảnh đất nước ngày nay là phù hợp. Độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục đích đúng đắn không phải là chỉ của giai cấp cầm quyền mà là của toàn dân, là sự đáp ứng lớn trên tổng thể, hài hoà giữa những giá trị có ý nghĩa như căn tính của CNXH với những giá trị chung nhất của dân tộc, bất kể người có tôn giáo hay không tôn giáo, có khả năng đồng thuận cao và trong đó, giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ mà chúng ta đang trao đổi hôm nay. Vậy nên, không có lý do gì để cộng đồng Thiên chúa đứng ngoài cộng đồng dân tộc, bài bác chính thể.
Chắc các bề trên cũng biết rằng, thế nước trong bối cảnh ngày nay để tồn tại và phát triển không hề đơn giản. Chính đảng cầm quyền cũng đang chèo chống để con thuyền dân tộc vượt qua sóng gió mà ra khơi tìm kiếm hạnh phúc. Họ không có động cơ, lợi ích nào khác ngoài động cơ làm cho đất nước cường thịnh vì lợi ích dân tộc. Vì vậy, Giáo hội cần hiểu và quan tâm đến những vấn đề mà chính quyền chờ đợi nơi Giáo hội và đó cũng là cách để Giáo hội có cơ hội phát triển.
Ở một tầm nhìn cao hơn, chắc các đấng bề trên cũng dễ dàng chia sẻ những sai lầm, thiếu sót của chính đảng, của chính quyền trong điều hành đất nước, quản lý cán bộ thời gian qua không phải là bản chất của chính đảng cộng sản, của chính quyền nhân dân. Hơn ai hết đảng và chính quyền đã nhận ra điều đó và đang hành động để lấy lại hình ảnh của mình, lấy lại niềm tin của nhân dân. Chuyện "bán nước, hại dân" chỉ là sự bịa đặt có tính chia rẻ của những kẻ muốn tiếm quyền.
Formosa không phải được xây dựng với động cơ "bán đất, hại dân" mà nó là cơ hội phát triển đất nước, cơ hội cho người lao động có việc làm trong điều kiện đồng vốn đất nước không thể tự lo. Sự cố môi trường ở Formosa nằm ngoài mong muốn của nhà nước và cả nhà đầu tư. Nhà nước và nhà đầu tư cũng đã thể hiện trách nhiệm trong xử lý hậu quả theo cách tốt nhất có thể. Người lao động miền Trung thấy được điều đó, đồng thuận, chung tay cùng nhà nước để khắc phục hậu họa thì sao cộng đồng Thiên chúa Giáo phận Vinh không nhìn thấy điều đó. Các đáng bề trên không cản ngăn hành vi trái luật.
Nếu đặt những suy tư ấy lên bàn nghị sự và thể hiện trong Thư Chung – Văn Kiện quan trọng hàng năm của Hội Đồng Giám mục Việt Nam – thì chúng ta thấy được sự chuyển biển từ phía Giáo hội trong dòng chảy dân tộc.
Xin nhắc lại rằng, từ năm 2001 trong Thư chung Hội đồng Giám mục đã nói rằng: “Để yêu thương và phục vụ, trước hết phải tiếp tục đường lối đồng hành với dân tộc, đồng cảm, chia sẻ hy vọng và lo âu của dân tộc trong tiến trình phát triển xã hội và thăng tiến con người. Ta không nhìn những vấn đề kinh tế, xã hội, giáo dục như những kẻ đứng ngoài cuộc, nhưng nhận đó là những vấn đề của ta và chủ động góp phần giải quyết, hầu cho con người được sống và sống dồi dào…” (Số 9).
Là những người từng trải qua tuổi tác, các đấng bề trên đều biết, đã có nhiều “vấn đề phức tạp và nhạy cảm” trong quan hệ Công giáo và Dân tộc mà chúng ta đã được vượt qua và để lại những bài học quí báu cho cả hai phía. Dẫu rằng đây dó vẫn còn những khúc mắc do lịch sử để lại song chúng ta không thể giải quyết nó bằng cảm tính, bằng duy ý chí và tự phát mà phải giải quyết nó bằng sự công bằng văn minh của luật pháp. Luật về tín ngưỡng tôn giáo đang được xây dựng, chúng ta phải thể hiện trách nhiệm về nó.
Giải quyết vấn đề Công giáo và Dân tộc, ngoài sự vận dụng tốt những kinh nghiệm lịch sử và những nhiệm vụ xã hội thực tại, điều quan trọng cơ bản là phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Làm sao để Công giáo cũng như các tôn giáo khác thực sự trở thành “tôn giáo xã hội” vừa khẳng định mình, vừa đóng góp xây dựng xã hội theo đường hướng "tốt đời đẹp đạo", đấy mới là trách nhiệm của các đấng bề trên với tương lai.
Chúc Đại hội thành công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét