Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người, các giá trị đạo đức Người để lại.
Tuy nhiên, bọn phản động chống đối luôn luôn tìm cách phủ nhận tất cả những giá trị trong tư tưởng của Người với mục đích bôi lem lãnh tụ, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Mới đây nhất, trên trang danlambao, “rận chủ” Trần Đắng đã nhận xét về tư tưởng đạo đức của Người như sau: “Tóm lại là làm tốt, làm đúng, làm hay, v.v… theo chiều dương, thuần túy dương, không bao giờ có hay khuyến khích làm dở, làm xấu, làm sai, làm tệ, v.v…vậy có nghĩa là trong đạo đức Hồ Chí Minh không có chiều âm, giá trị âm. Trong thực tiễn, làm cái có chiều âm, tức sai, tệ, dở, đáng buồn, ngu xấu thì sống, còn cứ chăm chăm chiều dương thì chết. Thế nên tôi nói đạo đức HCM nông cạn, bị cái tốt chặn lại. Kiến thức HCM cũng biết bài tôi viết ra đây không có gì xa lạ, nhưng nâng lên thành cách xử thế, thành tính cách, thành tư tưởng thì HCM không có, có vẻ thiếu học thức”.
Đọc lên dòng nhận xét chắc hẳn bạn đọc nào cũng phải giật mình về sự ngu dốt của Trần Đắng và ban biên tập của Danlambao khi đăng một bài viết như thế.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Bởi vậy có thể nói nó là tinh hoa để các thế hệ sau học hỏi, hướng con người ta trở lên tốt đẹp hơn, cùng nhau bắt tay xây dựng một xã hội tươi đẹp. Vậy mà theo Trần Đắng thì nó cần phải có thêm nội dung “ khuyến khích làm dở, làm xấu, làm sai, làm tệ, v.v…” mới là không “nông cạn”. Thử hỏi Trần Đáng từ xưa đến nay có bao giờ người ta khuyên, dạy, lấy làm gương để khuyến khích cho con cháu mình làm những điều dở, điều xấu, làm sai, làm tệ không??? Nếu vậy thì tất cả pháp luật các nước; các giá trị đạo đức trong xã hội văn minh; giáo lý, giáo luật trong các tôn giáo… đều trở lên “ nông cạn, bị cái tốt chặn lại ” hoặc “ cách xử thế, thành tính cách, thành tư tưởng thiếu học thức ” trong mắt Trần Đắng chỉ bởi vì nó không dạy con người ta “làm ác, làm xấu, làm sai, làm tệ…”.
Có lẽ đây là cái lý luận “đổi trắng thay đen” mà bọn “rận chủ” vẫn luôn dùng. Thực trạng là xã hội nào cũng sẽ tồn tại mặt tốt, mặt xấu; và với bài “đổi trắng thay đen” các “rận chủ” sẽ triệt để quên đi mặt tốt, hô biến cái tốt thành cái xấu đồng thời phóng to những tồn tại, thiếu xót, suy thoái trong xã hội để triệt để phục vụ cho các âm mưu đê hèn của chúng. Chúng lấy các ví dụ để khuyên con người ta hãy làm ác đi, hãy làm xấu, làm sai, làm tệ đi để được “sống mãi“. Nhìn lại thì đây chẳng qua là những lời mà các “rận chủ” tự an ủi nhau mà thôi. Chúng mong muốn rằng dù chúng có làm ác, làm xấu, làm sai thế nào thì chúng cũng vẫn có thể “sống sót”. Chúng chấp nhận quỳ gối trước những đồng dolla để bán đi lương tâm, lòng yêu nước và cả tương lai của con em chúng. Một thế hệ sẽ ra sao khi luôn được “ khuyến khích làm dở, làm xấu, làm sai, làm tệ, v.v…“. Có lẽ điều này ai cũng biết, chỉ là “rận chủ” thì vờ như không biết.
Tóm lại, để đạt được mục đích của mình thì các “Rận chủ” nói chung và Trần Đắng nói riêng chỉ biết “giả ngu, cắn càn” mà thôi./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét