Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Chiến hạm Anh chứng minh sức mạnh sau tai tiếng

Chiến hạm Anh chứng minh sức mạnh sau tai tiếng

Chiến hạm Type 45 của Anh.

Sau khi liên tiếp chết máy và có nguy cơ thành "bia bắn" cho đối phương tại vùng nước ấm, Anh quyết điều chiến hạm Type-45 mạnh nhất của mình chống IS.

Hãng tin BBC ngày 29/8 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Anh quyết định điều chiến hạm HMS Daring thuộc Type 45 rời cảng Portsmouth vào ngày 2/9 để tới vùng Vịnh tham gia cuộc chiến chống khủng bố IS.
Theo kế hoạch, HMS Daring sẽ cùng với 190 thủy thủ đoàn thực hiện vai trò tương tự của tàu HMS Defender đó là hoạt động vòng ngoài bên cạnh các tàu sân bay của Mỹ, hỗ trợ không kích, tấn công các mục tiêu của khủng bố ở Iraq và Syria.
HMS Defender đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về căn cứ ở Anh hồi tháng 7/2016. Ngoài ra, HMS Daring cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cung cấp thông tin cho sở chỉ huy các hoạt động chống IS. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết:
"Tất cả các hoạt động của chúng tôi nhằm một mục đích quan trọng nhất đó là để đánh bại IS. Máy bay của Không quân Anh đang tấn công hang ổ của những kẻ khủng bố từ trên không.
Binh sĩ Anh hỗ trợ công tác huấn luyện cho quân đội Iraq trong khi Hải quân Hoàng gia sẽ giúp bảo vệ các tàu sân bay của liên quân ở Vùng Vịnh thực hiện nhiệm vụ không kích những mục tiêu khủng bố".
Được biết, ngay trước khi công khai quyết định điều động này, chiến hạm Type 45 của Anh bị coi là "vô dụng". Theo IBT (Anh), những chiến hạm Type 45 của Hải quân Anh đang hoạt động tại Trung Đông có thể trở thành mồi ngon cho đối phương bởi nó không thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ ấm tại đây.
Các nhà thầu khẳng định, Bộ Quốc phòng Anh không thông báo cho họ biết tàu chiến nặng 8.000 tấn sẽ hoạt động trong một thời gian dài ở vùng biển nóng. Hậu quả, 6 tàu chiến đột ngột “chết máy”giữa biển khiến các thủy thủ trôi dạt nhiều giờ giữa đêm tối.
Thông tin này đang khiến Anh lo ngại hệ thống tàu chiến chủ lực hiện đang đang dần trở thành vô dụng. Đã có những cảnh báo cho biết Hải quân Anh có thể nhanh chóng chịu thiệt hại lớn khi tàu chiến được triển khai gần khu vực chiến sự ở Trung Đông.
Có 4 tàu tên lửa dẫn đường Type 45 hiện đang ở vùng biển Trung Đông, một chiếc hoạt động bên ngoài châu Âu và những chiếc còn lại đồn trú trong vùng biển của nước Anh.
Hải quân Anh cho biết, mỗi chiếc tàu Type 45 được trang bị 2 động cơ do tập đoàn Rolls Royce sản xuất, có hệ thống làm mát để thu hồi nhiệt năng và tái tạo năng lượng.
Tuy nhiên, lỗ hổng thiết kế làm động cơ yếu dần trong vùng biển nóng và nó không thể phát đủ năng lượng. Hệ thống điều khiển không nhận ra điều này khiến toàn bộ thiết bị điện tử ngừng hoạt động. Và vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu loạt tàu này đang tác chiến lại bỗng dưng chết máy.
Và việc điều động Type 45 thực hiện nhiệm vụ chống IS lần này được giới chuyên gia nhận định, ngoài mục đích chống khủng bố, Anh còn muốn chứng minh rằng chiến hạm của họ có thế hoạt động tốt tại mọi vùng biển dù đó là những nơi nước có nhiệt độ ấm.

Kỳ lạ chiếc vận tải cơ sản xuất mới để đưa vào... nghĩa địa

Kỳ lạ chiếc vận tải cơ sản xuất mới để đưa vào... nghĩa địa

Do dư thừa so với nhu cầu trang bị mà hàng loạt máy bay vận tải C-27J Spartans còn rất mới của Không quân Mỹ đã bị loại biên và đưa đi lưu trữ tại căn cứ Davis-Monthan.

Khi so sánh với các dòng máy bay vận tải hạng nhẹ khác như C-295 hay An-140... thì C-27J Spartans được đánh giá rất cao ở khả năng mang tải, tầm hoạt động cũng như thiết kế thân rộng phù hợp cho việc chuyên chở nhiều loại phương tiện cơ giới đặc chủng.
Nếu Không quân Mỹ vẫn chưa có nhu cầu thì đây có thể coi là một "mỏ vàng" cho các quốc gia khác khai thác vì dự trữ thời gian hoạt động của chúng gần như còn nguyên.
Kỳ lạ chiếc vận tải cơ sản xuất mới để đưa vào... nghĩa địa - Ảnh 1.

Cách khai hỏa quái đản của tên lửa PF-98

Cách khai hỏa quái đản của tên lửa PF-98

Tên lửa PF-98.

Để tăng khả năng diệt mục tiêu cho tên lửa PF-98, binh sĩ Trung Quốc đã chọn cách trèo lên ngọn cây. Tuy nhiên, cách đánh này tồn tại nhiều hạn chế.

Theo mạng quân sự Sina, tên lửa chống tăng Type 98 (PF-98) là một hệ thống súng chống tăng cỡ nòng 120mm được phát triển bởi Norinco dành riêng cho Quân đội Trung Quốc.
PF-98 lần đầu tiên được đưa vào trang bị cho những đơn vị đồn trú tại Hồng Kông của Quân đội Trung Quốc PLA đầu những năm 2000 và nó sau đó đã được triển khai cùng với PF-89 (một bản sao AT-4 của Trung Quốc).
Theo thiết kế, súng PF-98 được sử dụng bởi các đội chống tăng và kíp chiến đấu gồm 3 người. Khi bắn từ một vị trí chuẩn bị, PF-98 được gắn trên một giá đỡ 3 chân và chỉ cần một người lính bộ binh duy nhất có thể sử dụng PF-98.
Để tăng khả năng diệt mục tiêu cho PF-98, binh sĩ Trung Quốc đã chọn cách trèo lên ngọn cây. Tuy nhiên, cách khai hỏa này tồn tại nhiều hạn chế bởi nó chỉ phát huy được thế mạnh tại những địa hình có cây cối và thế mạnh này nhanh chóng mất đi khi tác chiến tại những nơi đồng bằng hay sa mạc.
Ngoài cách khai hỏa không giống ai, PF-98 còn được trang bị một kính ngắm quang học đặc biệt. Thông tin chi tiết về công nghệ đặc biệt trong kính ngắm này vẫn còn bí mật.
Kính ngắm của PF-98 được cho là có khả năng cung cấp hình ảnh nhiệt và đo xa laser. Một máy tính tính toán mục tiêu di động và đặt một hồng tâm trong kính ngắm quang học của xạ thủ để hỗ trợ nhằm thiết bị.
Đạn PF-98 được nạp thông qua một ống phóng đựng riêng biệt gắn liền với khóa nòng của nó, tương tự như LRAC của Pháp hoặc B-300 của Israel. Ống phóng này mang một đầu đạn nổ mạnh chống tăng 120mm. Đối với công sự nó có đầu đạn nổ mạnh 120mm.
Theo nhà sản xuất Norinco, đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) được trang bị với một đầu nổ 2 tầng và ngòi hẹn giờ điện tử. Đạn này có thể xuyên qua giáp phản ứng của một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực, và có độ xuyên giáp khoảng 800 mm RHA (dưới 90 độ) ở tầm bắn tối đa 800 m.
Đặc biệt, PF-98 còn được trang bị đạn nổ mạnh đa năng có 120 quả bi thép và các vật liệu dễ cháy. Đạn này có khả năng xuyên 400 mm giáp (ở góc dưới 55 độ). Do tính chất phá mảnh, nó tiêu diệt kíp chiến đấu bên trong bằng sóng xung kích và phá mảnh tiêu diệt bộ binh trong bán kính 25m. Tầm bắn tối đa là 1.800-2.000m.
Với những thông số này, PF-98 được nhà sản xuất Trung Quốc tự tự cho rằng "ăn đứt" súng chống tăng RPG-29 - cơn ác mộng tại chiến trường Trung Đông được phát triển từ thời Liên Xô.
Cụ thể, trong khi RPG-29 Vampire có thể phá hủy xe tăng hoặc xe bọc thép đối phương ở góc tiếp cận 60 độ, đạn PG-29V có khả năng xuyên phá vỏ thép đồng nhất dày trên 600 mm và được bọc giáp phản ứng nổ bên ngoài. Thì khẩu PF-98 có thể xuyên giáp đồng nhất dày tới 800mm.
Tuy nhiên, trong khi tên lửa Trung Quốc chưa một lần trải qua thực chiến thì khẩu RPG-29 từng "làm mưa làm gió" tại nhiều cuộc chiến khác nhau, trong đó có chiến trường Trung Đông.
RPG-29 Vampire nổi danh lần đầu vào tháng 11/2005 khi binh sĩ của phong trào Hezbollah ở Li-băng tấn công quân Israel.
Nhờ có phần chiến đấu xuyên lõm tandem (2 lượng nổ, xếp trước-sau) của phát bắn PG-29V, Vampir được coi là vũ khí rất nguy hiểm đối với các xe tăng khét tiếng là vững chắc nhất thế giới Merkava, kể cả biến thể tối tân nhất Merkava Mk4.
Tại thời điểm đó, người Israel đã dốc toàn lực phát triển hệ thống phòng vệ xe tăng tích cực Trophy, nhưng không kịp hoàn thiện nó trước khi lại xảy ra căng thẳng trên biên giới Li-băng - Israel vào tháng 7/2006. Các đoàn xe tăng Israel lao qua biên giới vào lãnh thổ Nam Li-băng và vấp phải sự kháng cực quyết liệt của Hezbollah.
Lực lượng Hồi giáo Shiite này đã tích cực sử dụng các loại vũ khí chống tăng trong đó có RPG-29. Ngày 9/8/2006, Israel sau khi hứng chịu những tổn thất nặng nề về xe tăng đã nổi giận với Nga và cáo buộc Nga đã không thể kiểm soát vũ khí của mình cung cấp cho Syria.
Chiến dịch của Israel ở Li-băng thất bại, Vampire còn lộ diện ở Iraq. Sau đó, đa số tổn thất về xe tăng-thiết giáp, dĩ nhiên nếu là không bị vướng mìn, đều bị quy cho chính các súng phóng lựu này. Người Mỹ không muốn thừa nhận rằng xe tăng M1 Abrams tốt nhất của họ lại có thể bị bắn gục dễ dàng bằng RPG-7 cũ kỹ và Vampire.

"Quan tài bay" Mỹ thành bệ phóng vệ tinh

"Quan tài bay" Mỹ thành bệ phóng vệ tinh

Những phi cơ chiến đấu Lockheed F-104 Starfighter có hơn 60 tuổi sẽ có một nhiệm vụ mới đó là đưa các vệ tinh siêu nhỏ vào vũ trụ.

Ra đời vào những năm 1952, khi các phi công Mỹ tại Triều Tiên bày tỏ mong muốn sở hữu một phi cơ chiến đấu nhanh và nhỏ, cơ động tương tự như loại Mig-15 mà họ đang phải đối phó tại đó. Thiết kế trưởng của Lockheed Clarence "Kelly" đã tìm ra câu trả lời đó bằng cách tạo ra loại F-104.
Chiếc phi cơ đánh chặn siêu âm 1 động cơ này được Mỹ trang bị cho hàng loạt đồng mình từ châu Âu đến châu Á. Tuy nhiên lịch sử hoạt động của F-104 không lung linh như cái tên của nó. (chiến binh ngôi sao)
Quan tài bay Mỹ thành bệ phóng vệ tinh - Ảnh 1.
Những chiếc F-104 của Không quân Tây Đức. Ảnh: Getty Images.
Trong cuộc chiến Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan, F-104 bị đánh bại bởi những chiếc Mig-21 của Ấn Độ. Trong khi đó tại Đức, F-104 có một loạt các tai nạn.
Một phi công Đức là Dierk Pieter Merklinghaus từng bay trên F-104 từ năm 1970 đến 1973 cho biết: "Chúng tôi (Luftwaffe) mất nhiều phi công và máy bay".
F-104 bị các phi công Tây Đức gán cho biết danh Widow Maker - cỗ máy chế tạo góa phụ, do số lượng tai nạn khủng khiếp của loại máy bay này, cùng scandal "hối lộ" để giành hợp đồng của Lockheed khiến Starfrighter mang tiếng xấu.
Tuy nhiên giờ một hãng công nghệ không gian là Cubecab đang muốn dùng những chiếc máy bay này cho một nhiệm vụ mà ngay cả các nhà thiết kế chiếc F-104 cũng không thể tưởng tượng ra.
Quan tài bay Mỹ thành bệ phóng vệ tinh - Ảnh 3.
Cubecab có kế hoạch phóng các vệ tinh rất nhỏ (cubesats), trọng lượng từ 5kg trở xuống có giá rẻ hơn rất nhiều. Công ty này dự định sử dụng một tên lửa nhỏ gắn dưới cánh một chiếc F-104, khi máy bay đạt được độ cao tầng bình lưu (20 km) tên lửa sẽ được khởi động và phóng vệ tinh vào quỹ đạo.
Theo kế hoạch Cubecab sẽ sử dụng một nhóm phi cơ F-104 của công ty Starfighters Inc, một công ty Florida. Vụ phóng đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2018 khi những máy bay F-104 bay trên vùng biển Đại Tây Dương.

Tương lai hứa hẹn của tên lửa Astra dùng cho Su-30

Tương lai hứa hẹn của tên lửa Astra dùng cho Su-30

Ấn Độ đang thử nghiệm Astra trên Su-30MKI, Su-27SK, MiG-29N và việc trang bị loại tên lửa này cho chúng có hoàn toàn phù hợp?

Độc lập nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng loạt tên lửa dẫn đường dành cho tương lai mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đây là một trong những yêu tố quan trọng để đánh giá toàn bộ mức độ phát triển ngành công nghiệp - quốc phòng của mọi quốc gia.
 Tương lai hứa hẹn của tên lửa Astra dùng cho Su-30  - Ảnh 1.
Tên lửa không đối không dẫn đường "Astra Mk.1" Air
Iran nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc và Triều Tiên có thể phát triển và bắt đầu sản xuất hàng loạt một vài dòng tên lửa hành trình chống tàu (“Noor”, “Gader”) và tên lửa đạn đạo (“Khalij Fars”), có khả năng tiêu diệt bất kỳ tàu chiến của Hải quân Ả Rập Saudi cũng như của Hoa Kỳ.
Hay như Đài Loan tự thiết kế 3 tên lửa đa năng/chống tàu “Yuzo”, cho phép sử dụng trong các cuộc tấn công lớn chống lại các tàu nổi.
Đối với lực lượng không quân hiện nay, điều quan trọng là sự phát triển nhằm nâng cao hiệu suất điều khiển tên lửa “không đối không” với hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động.
Và một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này là Ấn Độ. Viện nghiên cứu Quốc phòng và Phát triển DRDO đã nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng loạt tên lửa “không đối không” “Astra”.
Hiện nay Delhi đang tiến hành một trò chơi địa chính trị phức tạp, trong đó tham gia với Hải quân Hoa Kỳ và các cuộc tập trận chống Trung Quốc “Malabar”, đồng thời tiến hành một số chương trình hợp tác quốc phòng của Nga (FGFA, “BrahMos”).
Tuy nhiên việc hợp tác cùng với một trong các hướng đôi khi sẽ không đi tới đâu cả, và có thể càng tốn nhiều kinh phí. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tạo ra một tên lửa “không đối không” thống nhất, tích hợp tất cả vào FCS, trang bị cho các máy bay chiến đấu chiến thuật của Không quân Ấn Độ. Như một tên lửa có hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động “Astra”.
Astra có thiết kế cánh ổn định giữa thân tương tự R-77. Tuy nhiên, 4 vây kiểm soát của tên lửa có hình tam giác, khác với vây dạng lưới của R-77.
Astra được dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối. Radar của Astra có phạm vi tìm kiếm tối đa khoảng 25 km. Tên lửa được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử mạnh mẽ, đảm bảo khả năng hạ mục tiêu.
Tầm bắn của Astra đạt khoảng 110 km khi phóng ở độ cao 15 km, 44 km ở độ cao 8 km và 21 km khi phóng ở sát mực nước biển. Một điểm nổi bật nữa của Astra là nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn không khói.
Hàng năm Ấn Độ phải chi một số lượng tiền rất lớn để mua vũ khí. Do vậy đầu tư theo hướng này là bước phát triển chiến lược. Họ đang tích cực nghiên cứu và tạo ra các loại vũ khí tiên tiến nhất đáp ứng yêu cầu của quân đội.
Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, ngày 22/8/2016, biến thể “Astra Mk.1” đã hoàn thành thử nghiệm. Sau đó sẽ kiểm tra “Astra Mk.1” tiếp tục sử dụng trên máy bay Su-30MKI.
Tuy đang phát triển và thử nghiệm “Astra Mk.1” nhưng theo một số nguồn tin Ấn Độ tiếp tục nâng cấp loại tên lửa này và tạo ra biến thể mới với tên gọi ““Astra Mk.2”.
Về chất lượng chiến đấu phiên bản mới có thể chiếm vị trí giữa URCEX AIM-120C-7 và AIM-120C-8 (AIM-120D) của Mỹ. Tầm xa của nó đạt 150 km ở bán cầu phía trước và tốc độ đạt 5M, vì vậy trong thập kỷ tiếp theo Không quân Ấn Độ sẽ không cần phải mua tên lửa đắt tiền từ tập đoàn châu Âu MBDA “Meteor”.
Kế hoạch triển vọng nhất trong tương lai gần của Không quân Ấn Độ được coi là sự xuất hiện của “Astra” để trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng thế hệ “4+” LCA “Tejas”.
Ngoài ra, tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể mang các trạm container tình báo điện tử và thiết bị phát hiện và dẫn đường quang điện tử.
Chúng có thể cung cấp cho tên lửa cùng với hệ thống radar chủ động chỉ thị mục tiêu trong chế độ thụ động theo bức xạ radar của đối phương, động cơ phát xạ hồng ngoại và bóng của mục tiêu. Phương pháp này được sử dụng trên máy bay Su-30MKI của Ấn Độ.
Bắt mục tiêu bằng hệ thống radar chủ động "Astra", nó hoạt động trong phạm vi-Ku sóng centimet (12 - 18 GGts) xảy ra ở khoảng cách 15 - 20 km: trạm cảnh báo về sự chiếu xạ (SPO) sẽ phát tín hiệu trước khi tiêu diệt.
Nhưng trong tương lai các máy bay thế hệ thứ 5 sẽ xuất hiện, tất cả các loại vũ khí nằm ở các khoang bên trong. Và ở đây DRDO cần phải thay đổi thiết kế khí động học của tên lửa "Astra". Trước hết, cần phải thay đổi hình dạng và giảm sải cánh để bảo đảm sự ổn định và bánh lái đuôi khí động học.
Các cánh sẽ được giảm tới mặt phẳng hẹp. Sau đó cần thay đổi các điểm lắp ráp bên trong. Chương trình tạo ra các phiên bản khác của "Astra" cho máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến sẽ giống với công việc được thực hiện bởi ICD "Vympel" của Nga.
Tên lửa có thể nhận được tổ hợp dẫn đường radar chủ động và bị động, kênh thụ động cho phép sử dụng quá trình "phóng và quên" với khoảng cách rất lớn, còn kênh chủ động được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu đứng yên.
Sự thành công của một chương trình đầy triển vọng URCEX "Astra Mk.1/2" có thể mang đến nhiều hợp đồng với với Bộ Quốc phòng của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Lực lượng không quân của họ hiện nay bao gồm 35 chiếc Su-30MK/MK2, 18 Su-30MKM, 17 Su-27SK/UBK/SKM và 10 MiG-29N, việc trang bị loại tên lửa này cho chúng hoàn toàn phù hợp.
Còn phiên bản mới của tên lửa này với tầm xa được tăng lên có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình FGFA.

Tướng Mỹ thừa nhận tụt sau Nga ở Bắc Cực

Tướng Mỹ thừa nhận tụt sau Nga ở Bắc Cực

Mỹ đang tụt sau Nga ở Bắc Cực. Ảnh: RIA Novosti

Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng, trong khi Nga có tới 20 chiếc. Điều đó phần nào cho thấy Washington chưa sẵn sàng trong cuộc cạnh tranh với Moscow ở Bắc Cực.

Theo Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Paul Selva, hiện tượng băng tan ở Bắc Cực sẽ cho phép con người mở các tuyến đường vận chuyển mới, cũng như cho phép tiếp cận với khoảng 22% lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên mà thế giới chưa khai thác.
"Tuy vậy, vai trò của Mỹ ở khu vực này vẫn rất hạn chế, trong khi Nga đang nhanh chóng đẩy nhanh sự hiện diện tại đây", tướng Selva nói.
"Chúng tôi hiện không có cơ hội nào để góp mặt thường xuyên hơn ở Bắc Cực, và chúng ta nên đặc biệt chú ý đến điều này", Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhấn mạnh.
Tướng Mỹ cũng lưu ý rằng, Nga hiện nay có hơn 20 tàu phá băng, trong khi Mỹ chỉ có hai chiếc sẵn sàng làm nhiệm vụ.
"Điều đó có nghĩa là chúng ta cần 1, 2, 4 hoặc 12 tàu phá băng hạng nặng ... Tôi để dành câu trả lời cho các chuyên gia.
Tuy nhiên, từ quan điểm chiến lược, thì việc tiếp cận Bắc Cực sẽ đảm bảo lợi ích của nước Mỹ cũng như các nước tiếp giáp với Bắc Cực, trong đó có Nga. Tôi không chắc các tàu phá băng là giải pháp, nhưng có thể là một phần của giải pháp cho vấn đề này".

Những đồn đoán xung quanh thương vụ tàu ngầm 5 tỷ USD của TQ

Những đồn đoán xung quanh thương vụ tàu ngầm 5 tỷ USD của TQ

Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công diesel-điện cho quốc gia mà nước này gọi là "người bạn đáng tin cậy nhất".

Trong chuyến thăm của Ủy ban thường trực Quốc hội Pakistan tới Tổng bộ Hải quân ở Islamabad hôm 28/6, giám đốc chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã báo cáo rằng, Trung Quốc sẽ cung cấp cho Hải quân Pakistan 8 tàu ngầm tấn công diesel-điện vào năm 2028.
Theo tạp chí Diplomat, tuyên bố này là xác nhận chính thức từ phía Pakistan cho thấy chương trình tàu ngầm giữa 2 nước đang tiến triển, mặc dù không rõ hợp đồng đã được ký kết hay chưa.
Hồi tháng 4 năm nay, một quan chức cấp cao trong Hải quân Pakistan thông báo rằng: Công ty Karachi Shipyard & Engineering Works (KSEW) của nước này đã giành được hợp đồng chế tạo 4/8 tàu ngầm, chúng sẽ trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
Thỏa thuận quốc phòng giữa 2 phía có giá trị khoảng 4 đến 5 tỷ USD và Trung Quốc dự kiến sẽ kéo dài khoản vay dài hạn với lãi suất thấp đối với Pakistan.
Những đồn đoán xung quanh thương vụ tàu ngầm 5 tỷ USD của TQ - Ảnh 1.
Hình ảnh được cho là tàu ngầm Type 032.
Hiện chưa có thông tin chính thức về loại tàu ngầm mà Công ty thương mại đóng tàu Trung Quốc (CSTC) sẽ cung cấp cho Pakistan, song trước đây đã có nhiều đồn đoán về vấn đề này.
Một số nguồn tin cho biết, tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC - trụ sở tại Wuhan) đã ký hợp đồng vào tháng 4/2011 để cung cấp 6 tàu ngầm tấn công thông thường lớp Qing (Type 032) cho Pakistan vào năm 2016/2017.
Một số nguồn tin khác lại nói rằng, Islamabad sẽ đóng tàu ngầm theo giấy phép từ Trung Quốc:"Pakistan sẽ đóng 2 mẫu tàu ngầm với sự hỗ trợ của Trung Quốc: Project S-26 và Project S-30. Chúng sẽ được chế tạo tại Tổ hợp phục hồi tàu ngầm (SRC) tại Ormara, tây Karachi". Trong đó, S-30 sẽ dựa trên tàu ngầm lớp Qing, với lượng giãn nước 3.000 tấn
Trong khi đó, phần lớn các chuyên gia phân tích suy đoán mẫu tàu ngầm mới mà Trung Quốc sắp cung cấp sẽ là phiên bản xuất khẩu hạng nhẹ hơn của tàu ngầm tấn công Type 039, Type 041 và không kèm hệ thống AIP trên tàu. Song, hệ thống này có thể được đặt hàng riêng.
Những đồn đoán xung quanh thương vụ tàu ngầm 5 tỷ USD của TQ - Ảnh 2.
Hình ảnh được cho là tàu ngầm Type 041.
Theo tạp chí IHS Jane’s Fighting Ships, Type 041 lớp Yuan là tàu ngầm tấn công diesel-điện, có thể lắp đặt động cơ đẩy Stirling. Tàu trang bị tên lửa chống hạm YJ-12, ngư lôi dẫn đường thụ động Yu-4 (SAET-50) và ngư lôi dẫn đường chủ động/thụ động Yu-3 (SET-65E).
Type 041 được cho là một trong những mẫu tàu ngầm chạy êm nhất mà Hải quân Trung Quốc hiện có. Phiên bản xuất khẩu được gọi là S20 và có lượng giãn nước 2.300 tấn.
Bốn chiếc tàu ngầm đầu tiên dự kiến được Trung Quốc chuyển giao cho Pakistan vào cuối năm 2023, 4 chiếc còn lại sẽ lắp ráp tại Karachi (Pakistan) vào năm 2028.
Islamabad hiện đang trong quá trình nâng cấp năng lực tác chiến dưới lòng biển. Tháng 6 vừa qua, nhà thầu quốc phòng STM của Thổ Nhĩ Kỳ đã giành được hợp đồng nâng cấp giữa dòng đời cho 3 tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Agosta 90B (aka Khalid) với hệ thống đẩy không khí độc lập.

Biển Đông: Việt Nam phòng thủ với tàu ngầm Kilo Nga, máy bay tuần thám Mỹ


Ngoài 6 tàu ngầm Kilo mua của Nga, Việt Nam lo ngại Trung Quốc triển khai phi pháp nhiều tàu ngầm ở vùng biển quần đảo Trường Sa nên có thể sắp mua sắm máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Mỹ hoặc Nhật Bản - báo Nhật nhận định.

Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt NamTàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam
Tân Hoa xã ngày 28/8 dẫn tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản ngày 26/8 cho rằng các nước Đông Nam Á như Indonesia và Việt Nam đang tăng cường phòng thủ biển, hoặc là tăng triển khai máy bay chiến đấu và tàu ngầm, hoặc là mở rộng căn cứ quân sự.

Quan chức quân đội Indonesia trả lời phỏng vấn tiết lộ, nước này có kế hoạch triển khai 5 máy bay chiến đấu F-16, triển khai 3 - 5 tàu hộ vệ hải quân ở quần đảo Natuna, cực nam Biển Đông.

Nước này đã bắt tay mở rộng căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna, có kế hoạch hoàn thành xây dựng đường băng và mở rộng quân cảng trước cuối năm 2017. Ngoài kế hoạch triển khai tàu ngầm, nước này còn cân nhắc mua sắm máy bay chiến đấu của Nga.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển quần đảo Natuna là "ngư trường truyền thống". Indonesia đã trở nên căng thẳng trước việc tàu cảnh sát biển và tàu cá Trung Quốc liên tiếp xâm phạm vùng biển này.
Tháng 6/2016, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tiến hành thị sát quần đảo Natuna. Ảnh: Reuters
Tháng 6/2016, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đến thị sát vùng biển quần đảo này, nhưng ngày hôm sau tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực lân cận, hai bên tiếp tục triển khai tâm lý chiến.

Hiện nay, Việt Nam và Philippines cũng đang khẩn trương tăng cường phòng thủ biển đảo. Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga, triển khai ở căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh, cứ điểm quan trọng án ngữ Biển Đông.

Ngoài ra, Việt Nam còn bắt đầu nghiên cứu nhập khẩu máy bay tuần tra săn ngầm, chuẩn bị mua sắm máy bay tuần tra săn ngầm P-3 mới hoặc hàng cũ P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Ở Philippines, tháng 6/2016, Quân đội Mỹ đã triển khai 4 máy bay tác chiến điện tử EA-18G ở căn cứ không quân Clark, phía bắc Manila, trong đó có một mục đích là tăng cường do thám trên biển.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản, do Mỹ chế tạo (ảnh tư liệu)
Vào mùa xuân năm 2016, tàu ngầm thông thường lớp Oyashio và tàu hộ vệ cỡ lớn Ise của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lần lượt đến thăm vịnh Subic của Philippines.

Việt Nam và Philippines cảnh giác với việc Trung Quốc "triển khai rất nhiều tàu ngầm" một cách phi pháp ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), tìm cách tăng cường khả năng tác chiến săn ngầm cả trên biển và trên không.

Singapore mặc dù không có tranh chấp biển đảo trực tiếp với Trung Quốc, nhưng cũng đồng ý cho Quân đội Mỹ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8 vào tháng 12/2015, tần suất triển khai cứ 3 tháng 1 lần.

Mặc dù không trực tiếp điểm danh, nhưng rất rõ ràng mục đích của việc triển khai này là để cảnh giác với Quân đội Trung Quốc. Tháng 6/2016, Bộ Quốc phòng Mỹ từng cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đáp máy bay tuần tra săn ngầm thị sát vùng biển xung quanh.
Ngày 3/6/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thị sát eo biển Malacca bằng máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon. Ảnh: Stripes
Đối với tranh chấp Biển Đông, ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan đã đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng, Trung Quốc tỏ ra hết sức coi thường phán quyết này bằng cách tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn trước và sau thời điểm Tòa trọng tài công bố phán quyết.

Tại Diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức ở Lào vào tháng 7 vừa qua, các nước ASEAN đã tìm kiếm biện pháp giải quyết hòa bình vấn đề, nhưng không thể tìm được khâu đột phá. Các nước ASEAN ở vào thế yếu về sức mạnh quân sự, cũng buộc phải thông qua tăng cường sức mạnh quân sự để tiến hành ứng phó.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, năm 2015, chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã tăng 5,4% so với năm 2014, vượt xa tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu 1%. 
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina
Trong bối cảnh đề phòng Trung Quốc, tăng trưởng chi tiêu quân sự của Indonesia, Việt Nam, Philippines đã được đẩy cao trên cả mức tổng thể của khu vực.

Sau năm 2016, chi tiêu quốc phòng của khu vực này dự tính sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, có thể xuất hiện tình hình chạy đua vũ trang.

Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại

Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại

Tàu quét mìn 862 lớp Yurka của Lữ đoàn 161 huấn luyện hiệp đồng với lực lượng Không quân. Ảnh Trọng Thiết

Lữ đoàn 161 thuộc Vùng 3 Hải quân vừa đưa vào biên chế robot quét mìn Pluto Plus cực kỳ tối tân.

Pluto Plus UUV là một phương tiện không người lái dưới nước được sản xuất bởi Tập đoàn Gaymarine Electronics của Italia dành cho nhiệm vụ quét thủy lôi.
Robot quét mìn này cấu tạo bởi vật liệu có độ nhiễm từ thấp và phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động nhằm tránh việc kích hoạt các loại thủy lôi từ trường hoặc âm thanh, nó có thể được điều khiển thông qua một sợi cáp quang hoặc kết nối không dây khi làm nhiệm vụ.
Pin của robot Pluto Plus cho thời gian làm việc từ 2 đến 6 tiếng đồng hồ ở tốc độ lên tới 6 hải lý/h, trang bị chuyên dụng của nó bao gồm camera kỹ thuật số cùng với ba thiết bị định vị thủy âm (sonar) để xác định và phát hiện các đối tượng nằm dưới độ sâu 300 m, biến thể nâng cấp của Pluto Plus có tên gọi Pluto Gigas còn mở rộng được độ sâu làm việc xuống 600 m.
Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại - Ảnh 1.
Một robot quét mìn Pluto Plus của Hải quân Na Uy
Hiện nay trên thế giới mới chỉ có khoảng 150 robot Pluto Plus đang hoạt động trong biên chế Hải quân Italy, Na Uy... Chiếc UUV này còn được chế tạo theo giấy phép tại Mỹ bởi Tập đoàn Columbia và xuất khẩu sang Ai Cập theo một hợp đồng trị giá 10,6 triệu USD.
Việc Hải quân Nhân dân Việt Nam quyết định đầu tư trang bị robot Pluto Plus để tích hợp lên các tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya hoặc tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurka là điều khá bất ngờ, cho thấy chủ trương "Tiến thẳng lên hiện đại" vẫn đang diễn ra theo đúng lộ trình.
Hải quân Việt Nam bất ngờ công khai khí tài siêu hiện đại - Ảnh 2.
Huấn luyện trang bị mới của Lữ đoàn 161
Thượng tá Đoàn Bảo Anh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 161 khi trả lời phỏng vấn Báo Hải quân đã cho biết: Đơn vị mới tiếp nhận robot Pluto Plus được gần 3 tháng. Đây là một thiết bị hiện đại và rất đắt tiền nên có quy định nghiêm ngặt trong thao tác sử dụng, đến các chuyên gia nước ngoài cũng phải rất cẩn trọng.
Vậy nên để làm chủ, sử dụng thành thạo trang bị một cách nhanh nhất, cán bộ, chiến sĩ đơn vị tích cực nghiên cứu và chưa đầy một tháng sau khi tiếp nhận đã chế tạo thành công mô hình thiết bị này nhằm phục vụ việc huấn luyện trước khi tiếp cận với robot thực tế.
Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng về sự vượt khó trong huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 161. Chính từ những nỗ lực như vậy mà Lữ đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Sáng chế độc đáo: Xe tăng không chạy vẫn có "Hành tiến bắn"

Sáng chế độc đáo: Xe tăng không chạy vẫn có "Hành tiến bắn"

Ở Việt Nam hiện nay, pháo thủ xe tăng được phân thành 3 cấp: 1, 2, 3. Trong đó cấp 1 là cấp thấp nhất, thường đạt được sau quá trình huấn luyện 1 khóa ở Trường Hạ sĩ quan TTG.

Hoả lực mạnh là một trong những điểm ưu việt của xe tăng trong chiến đấu. Vì vậy việc huấn luyện cho các thành viên kíp xe sử dụng thành thạo các loại vũ khí trên xe, có thể tiêu diệt mục tiêu trong thời gian ngắn nhất với số đạn tiêu hao ít nhất có một vai trò cực kỳ quan trọng.
Để đạt được mục đích đó là cả một quá trình huấn luyện lâu dài và rất tốn kém, cả về công sức lẫn vật tư, nhiên liệu, đạn dược.... Vì vậy, người ta đã tìm ra nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm các tiêu hao đó và Giá rung huấn luyện bắn là một trong những giải pháp rất có giá trị.
Xe tăng bắn như thế nào?
Khác với hoả lực của pháo binh, hoả lực của xe tăng chủ yếu là bắn trực tiếp với 3 phương pháp bắn là:
1- Tại chỗ (dừng) bắn: nghĩa là xe đỗ tại chỗ hoặc đang chạy phát hiện thấy mục tiêu thì dừng lại bắn một số phát đạn pháo (hoặc loạt đạn đại liên) tiêu diệt xong mục tiêu rồi tiếp tục chạy.
2- Tạm dừng bắn (còn gọi là "dừng ngắn"): nghĩa là xe đang chạy, phát hiện thấy mục tiêu thì dừng lại trong khoảng 10-12 giây để bắn 1 phát đạn pháo hoặc một vài loạt đạn súng máy; sau một vài lần tạm dừng sẽ tiêu diệt được một mục tiêu.
Trong phương pháp này toàn bộ công tác chuẩn bị bắn (phát hiện mục tiêu, đo đoán khoảng cách, lấy thước ngắm, bám mục tiêu, nạp đạn...) đều tiến hành trong khi xe chạy, khi xe dừng lại chỉ ngắm thật chính xác và bóp cò.
3- Hành tiến bắn (còn gọi là "xe chạy bắn"): nghĩa là xe vừa chạy vừa bắn; toàn bộ thao tác chuẩn bị bắn cũng như ngắm bắn đều được tiến hành trong khi xe chạy.
Trong 3 phương pháp trên thì phương pháp tạm dừng bắn và hành tiến bắn (xe chạy bắn) là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì nó phát huy được cao độ những ưu việt của xe tăng; đồng thời có tác dụng uy hiếp mạnh mẽ tinh thần quân địch và bảo vệ được mình, nhất là hành tiến bắn.
Tuy nhiên, do phải thực hiện các động tác chuẩn bị và thực hành bắn trong điều kiện xe chạy nên xác suất trúng mục tiêu của các phương pháp bắn này khá thấp.
Vì vậy, để đảm bảo bắn được chính xác trong 2 phương pháp này đòi hỏi kỹ năng sử dụng vũ khí của kíp xe phải rất thành thạo, phải được huấn luyện nhiều lần và thường xuyên, liên tục.
Để trở thành pháo thủ xe tăng phải học và tập những gì?
Ở Việt Nam hiện nay, pháo thủ xe tăng được phân thành 3 cấp: 1, 2, 3. Trong đó cấp 1 là cấp thấp nhất, thường đạt được sau quá trình huấn luyện 1 khóa ở Trường Hạ sĩ quan Tăng Thiết Giáp (TTG).
Cấp 2 và cấp 3 thường được trao cho những pháo thủ lâu năm, đã có nhiều kinh nghiệm đồng thời phải qua một khóa bổ túc và kiểm tra trình độ của Hội đồng xét duyệt cấp binh chủng.
Sáng chế độc đáo: Xe tăng không chạy vẫn có Hành tiến bắn - Ảnh 1.
Xe tăng đặt trên giá rung.
Để trở thành pháo thủ cấp 1 của xe tăng, học viên trước hết phải nắm vững cấu tạo và nguyên lý làm việc của pháo, súng và các loại vũ khí, khí tài trên xe; biết cách sử dụng, chăm sóc và sửa chữa hư hỏng thông thường của vũ khí, khí tài.
Về mặt thực hành bắn phải sử dụng thành thạo vũ khí có trong trang bị ở tất cả các phương pháp bắn. Để đáp ứng yêu cầu trên, trong giáo trình bắn của xe tăng đã xác định 9 bài tập ngắm và bắn tập cơ bản:
- Các bài tập ngắm và bắn tập số 1, 2, 3: Huấn luyện phương pháp tại chỗ (dừng) bắn. Sau khi thành thục sẽ bắn kiểm tra bài 1.
- Các bài tập ngắm và bắn tập số 4, 5, 6: Huấn luyện phương pháp tạm dừng bắn. Sau khi thành thục sẽ bắn kiểm tra bài 2.
- Các bài tập ngắm và bắn tập số 7, 8, 9: Huấn luyện phương pháp hành tiến bắn. Sau khi thành thục sẽ bắn kiểm tra bài 3.
- Ngoài ra còn một số bài bắn trong các điều kiện đặc biệt khác.
Quá trình huấn luyện vì vậy tiêu tốn rất nhiều km chạy - nghĩa là tiêu hao giờ máy nổ, tiêu hao nhiên liệu, vật tư khí tài, lại phải có lái xe chuyên nghiệp để phục vụ .v.v...
Trong chương trình đào tạo pháo thủ - nếu chỉ thực hiện mỗi bài tập 3 lần thì với 27 lần tập ngắm và bắn tập (mức tối thiểu) đã tiêu tốn khoảng 30 km xe chạy - tương đương 100 lít diesel và 3 giờ máy nổ xe tăng. Cùng với nó là sự tiêu tốn không ít các vật tư, phụ tùng khác.
Đó sẽ là một con số rất lớn nếu nhân lên với số người phải đào tạo, huấn luyện hàng năm và cũng là một gánh nặng đối với ngân sách của bất kỳ quốc gia nào.
Làm cách nào để tiết kiệm nhiên liệu và giờ máy nổ mà vẫn đảm bảo chất lượng huấn luyện?
Để giải quyết vấn đề tiết kiệm km xe chạy, giờ nổ máy và nhiên liệu - một giải pháp đã được áp dụng nhiều năm ở quân đội các nước là thiết kế các bộ Giá rung huấn luyện bắn - nghĩa là chế tạo một bộ giá bằng thép đủ độ vững chắc để đặt xe tăng lên đó; giá này có thể rung theo nhiều chiều.
Bằng tác động bên ngoài người ta làm cho xe tăng chòng chành về hướng và chấn động về cao thấp gần giống như khi xe chạy trên các địa hình khác nhau, tạo cho người tập có cảm giác đang ngồi trên xe vận động. Thực tế đã chứng tỏ đây là một giải pháp rất hữu hiệu trong huấn luyện bắn của xe tăng.
Các bộ giá rung tập bắn thường có các phần chính yếu sau:
- Thân giá rung: thường chế tạo bằng thép để đủ khả năng chịu tải của xe tăng cộng với các rung chấn khi rung xe.
- Ổ bi cầu: Được đặt ở chính giữa thân giá rung, vừa có tác dụng chịu lực vừa cho phép thân giá rung lắc theo mọi hướng.
- Bộ phận tạo rung xóc.
- Thiết bị điều khiển.
- Thiết bị bảo vệ...
Sáng chế độc đáo: Xe tăng không chạy vẫn có Hành tiến bắn - Ảnh 2.
Sáng chế độc đáo: Xe tăng không chạy vẫn có Hành tiến bắn - Ảnh 3.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô trước đây chúng ta đã có một số bộ giá rung được lắp đặt tại các Trường bắn Cam Lâm, Trường bắn Hoà Thạch và các nhà trường của Binh chủng Tăng Thiết Giáp. Các giá rung này đều sử dụng nguyên lý tạo rung bằng cơ- điện.
Người ta sử dụng động cơ điện để quay các trục lệch tâm (qua một bộ giảm tốc), các trục lệch tâm này lại chạy trong các rãnh định hình gắn trên giá rung để buộc nó phải lắc sang hai phía (phải- trái) và rung theo chiều thẳng đứng (lên- xuống).
Các rãnh định hình này không đơn thuần thẳng mà có hình dạng phức tạp nên không chỉ lắc xe mà còn tạo ra những "cú" giật cục giống như khi đi trên đường xấu.
Tuy nhiên do thời gian sử dụng đã lâu và cường độ sử dụng cao nên các giá rung này cũng đã bị hư hỏng nhiều - nhất là ở 3 nhà trường.
Còn tại một số đơn vị xe tăng đã tự sản xuất được một số giá rung tự tạo song chỉ tạo rung bằng đòn bẩy nên mức độ mô phỏng chấn động rất hạn chế (chỉ rung được theo chiều thẳng đứng, biên độ và tốc độ rung đều không đạt...).
Khắc phục tình trạng trên, gần đây Binh chủng Tăng Thiết Giáp đã nghiên cứu thành công phương án tạo rung bằng điện - thuỷ lực. Nghĩa là thay các bộ trục lệch tâm và rãnh định hình bằng 2 xi - lanh thủy lực: một xi - lanh đẩy giá rung chạy theo chiều ngang, một cái nữa đẩy giá rung chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Bộ thiết bị này cho phép thay đổi tốc độ và biên độ rung lắc rất dễ dàng, thuận lợi hơn so với phương án cũ vàcó độ bền rất cao.
Hiện nay, bộ giá rung huấn luyện điện - thủy lựcđang được triển khai lắp đặt rộng rãi trong các đơn vị Tăng - Thiết giáp toàn quân. Tin rằng, các giá rung này sẽ có tác dụng thiết thực, đảm bảo tiết kiệm đáng kể km xe chạy và nhiên liệu, khí tài mà vẫn đảm bảo chất lượng huấn luyện bắn vũ khí trên xe tăng.