Ấn Độ đang thử nghiệm Astra trên Su-30MKI, Su-27SK, MiG-29N và việc trang bị loại tên lửa này cho chúng có hoàn toàn phù hợp?
Độc lập nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng loạt tên lửa dẫn đường dành cho tương lai mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đây là một trong những yêu tố quan trọng để đánh giá toàn bộ mức độ phát triển ngành công nghiệp - quốc phòng của mọi quốc gia.
Iran nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc và Triều Tiên có thể phát triển và bắt đầu sản xuất hàng loạt một vài dòng tên lửa hành trình chống tàu (“Noor”, “Gader”) và tên lửa đạn đạo (“Khalij Fars”), có khả năng tiêu diệt bất kỳ tàu chiến của Hải quân Ả Rập Saudi cũng như của Hoa Kỳ.
Hay như Đài Loan tự thiết kế 3 tên lửa đa năng/chống tàu “Yuzo”, cho phép sử dụng trong các cuộc tấn công lớn chống lại các tàu nổi.
Đối với lực lượng không quân hiện nay, điều quan trọng là sự phát triển nhằm nâng cao hiệu suất điều khiển tên lửa “không đối không” với hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động.
Và một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực này là Ấn Độ. Viện nghiên cứu Quốc phòng và Phát triển DRDO đã nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng loạt tên lửa “không đối không” “Astra”.
Hiện nay Delhi đang tiến hành một trò chơi địa chính trị phức tạp, trong đó tham gia với Hải quân Hoa Kỳ và các cuộc tập trận chống Trung Quốc “Malabar”, đồng thời tiến hành một số chương trình hợp tác quốc phòng của Nga (FGFA, “BrahMos”).
Tuy nhiên việc hợp tác cùng với một trong các hướng đôi khi sẽ không đi tới đâu cả, và có thể càng tốn nhiều kinh phí. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tạo ra một tên lửa “không đối không” thống nhất, tích hợp tất cả vào FCS, trang bị cho các máy bay chiến đấu chiến thuật của Không quân Ấn Độ. Như một tên lửa có hệ thống dẫn đường bằng radar chủ động “Astra”.
Astra có thiết kế cánh ổn định giữa thân tương tự R-77. Tuy nhiên, 4 vây kiểm soát của tên lửa có hình tam giác, khác với vây dạng lưới của R-77.
Astra được dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật tham số mục tiêu và radar chủ động giai đoạn cuối. Radar của Astra có phạm vi tìm kiếm tối đa khoảng 25 km. Tên lửa được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử mạnh mẽ, đảm bảo khả năng hạ mục tiêu.
Tầm bắn của Astra đạt khoảng 110 km khi phóng ở độ cao 15 km, 44 km ở độ cao 8 km và 21 km khi phóng ở sát mực nước biển. Một điểm nổi bật nữa của Astra là nó sử dụng động cơ nhiên liệu rắn không khói.
Hàng năm Ấn Độ phải chi một số lượng tiền rất lớn để mua vũ khí. Do vậy đầu tư theo hướng này là bước phát triển chiến lược. Họ đang tích cực nghiên cứu và tạo ra các loại vũ khí tiên tiến nhất đáp ứng yêu cầu của quân đội.
Theo các nguồn tin từ Ấn Độ, ngày 22/8/2016, biến thể “Astra Mk.1” đã hoàn thành thử nghiệm. Sau đó sẽ kiểm tra “Astra Mk.1” tiếp tục sử dụng trên máy bay Su-30MKI.
Tuy đang phát triển và thử nghiệm “Astra Mk.1” nhưng theo một số nguồn tin Ấn Độ tiếp tục nâng cấp loại tên lửa này và tạo ra biến thể mới với tên gọi ““Astra Mk.2”.
Về chất lượng chiến đấu phiên bản mới có thể chiếm vị trí giữa URCEX AIM-120C-7 và AIM-120C-8 (AIM-120D) của Mỹ. Tầm xa của nó đạt 150 km ở bán cầu phía trước và tốc độ đạt 5M, vì vậy trong thập kỷ tiếp theo Không quân Ấn Độ sẽ không cần phải mua tên lửa đắt tiền từ tập đoàn châu Âu MBDA “Meteor”.
Kế hoạch triển vọng nhất trong tương lai gần của Không quân Ấn Độ được coi là sự xuất hiện của “Astra” để trang bị cho máy bay chiến đấu đa năng thế hệ “4+” LCA “Tejas”.
Ngoài ra, tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể mang các trạm container tình báo điện tử và thiết bị phát hiện và dẫn đường quang điện tử.
Chúng có thể cung cấp cho tên lửa cùng với hệ thống radar chủ động chỉ thị mục tiêu trong chế độ thụ động theo bức xạ radar của đối phương, động cơ phát xạ hồng ngoại và bóng của mục tiêu. Phương pháp này được sử dụng trên máy bay Su-30MKI của Ấn Độ.
Bắt mục tiêu bằng hệ thống radar chủ động "Astra", nó hoạt động trong phạm vi-Ku sóng centimet (12 - 18 GGts) xảy ra ở khoảng cách 15 - 20 km: trạm cảnh báo về sự chiếu xạ (SPO) sẽ phát tín hiệu trước khi tiêu diệt.
Nhưng trong tương lai các máy bay thế hệ thứ 5 sẽ xuất hiện, tất cả các loại vũ khí nằm ở các khoang bên trong. Và ở đây DRDO cần phải thay đổi thiết kế khí động học của tên lửa "Astra". Trước hết, cần phải thay đổi hình dạng và giảm sải cánh để bảo đảm sự ổn định và bánh lái đuôi khí động học.
Các cánh sẽ được giảm tới mặt phẳng hẹp. Sau đó cần thay đổi các điểm lắp ráp bên trong. Chương trình tạo ra các phiên bản khác của "Astra" cho máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến sẽ giống với công việc được thực hiện bởi ICD "Vympel" của Nga.
Tên lửa có thể nhận được tổ hợp dẫn đường radar chủ động và bị động, kênh thụ động cho phép sử dụng quá trình "phóng và quên" với khoảng cách rất lớn, còn kênh chủ động được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu đứng yên.
Sự thành công của một chương trình đầy triển vọng URCEX "Astra Mk.1/2" có thể mang đến nhiều hợp đồng với với Bộ Quốc phòng của các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Lực lượng không quân của họ hiện nay bao gồm 35 chiếc Su-30MK/MK2, 18 Su-30MKM, 17 Su-27SK/UBK/SKM và 10 MiG-29N, việc trang bị loại tên lửa này cho chúng hoàn toàn phù hợp.
Còn phiên bản mới của tên lửa này với tầm xa được tăng lên có thể được trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình FGFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét