Việt Nam là một trong hai quốc gia ASEAN đã sở hữu khả năng tác chiến tàu ngầm đáng kể. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam đã có trong biên chế 5 chiếc tàu ngầm diesel và sắp tiếp nhận chiếc tàu ngầm thứ 6 dự án 636 lớp Kilo từ Nga. Những chiếc tàu ngầm mới này là một tín hiệu răn đe mạnh mẽ trên Biển Đông...
Để hiểu được vai trò trong tương lai và tác động của lực lượng tàu ngầm tấn công ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cần phải nghiên cứu xem xét các lực lượng tàu ngầm hiện tại và tương lai trong khu vực
Trung Quốc, Nga và Triều Tiên
Hạm đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc gồm có 58 tàu ngầm tấn công thuộc 6 lớp khác nhau: Có 4 lớp lớp tàu ngầm động cơ diesel-điện(SSK) bao gồm: Type 035, Kilo, Type 039 và 039A lớp (Minh, Kilo, Tống, Nguyên), hai tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) Type 091 và Type 093 (lớp Hán và Thương).
Trong hạm đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc hiện nay có một số lượng khá lớn đã lão hóa, khoảng từ 12 đến 20 chiếc không còn năng lực hoạt động hiệu quả chống lại một các tàu ngầm có công nghệ tiên tiến hơn do thời gian và chất lượng có vấn đề. Ở đây có thể kể đến các tàu ngầm lớp Minh và Hán, lớp Kilo đầu tiên, một số các tàu đầu tiên của lớp Tống. Hiện nay, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc có khoảng từ 38 đến 46 tàu ngầm tấn công hiện đại. Phần lớn là các tàu ngầm diesel – điện.
Các tàu ngầm lớp Nguyên (Yuan-class) đóng mới nhất gần đây theo tin truyền thông đại chúng được trang bị hệ thống động lực độc lập không khí (AIP), kết hợp ứng dụng công nghệ tĩnh lặng từ tàu ngầm dự án 636 Kilo-class, có khả năng phóng tên lửa hành trình chống tàu. Ngoài ra, Trung Quốc dã phát tiển công nghệ tàu ngầm của mình để có thể đóng các tàu ngầm nguyên tử tấn công Type 093 – SSN lớp Thương (Shang class). Hai chiếc tàu ngầm lớp này hiện đang hoạt động trong đội hình, ba chiếc tàu khác vận hành thử nghiệm.
Trung Quốc dự kiến thiết kế và đóng mới khoảng 32 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới, bao gồm việc nâng cấp hiện đại hóa thiết kế tàu ngầm lớp Thương (SSN Shang - class). Theo tin trên mạng xã hội, Trung Quốc đang thiết kế tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 3 Type 095. Khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu một hạm đội tàu ngầm tấn công hiện đại khoảng 60 chiếc tàu ngầm diesel – điện và tàu ngầm tấn công nguyên tử, các tàu ngầm thông thường là sẽ sử dụng công nghệ độc lập không khí cao cấp AIP. Cùng với khả năng huấn luyện, đào tạo thủy thủ đoàn, đây sẽ là một lực lượng tàu ngầm có năng lực tác chiến cao, có khả năng hoạt động ở dưới biển lâu hơn và phát hiện mục tiêu bằng các thiết bị sonar hiện đại. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ hoạt động chủ yếu trong vùng nước được giới hạn bởi chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất và trên vùng nước Biển Đông.
Ngoài ra những lo ngại về sự phát triển hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, Đô đốc Harris cũng có những quan ngại nhất định về hạm đội tàu ngầm của Nga và Triều Tiên. Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ cho biết: Hiện nay có khoảng 22 tàu ngầm thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Trong số các tàu ngầm này, chỉ có từ 1 đến 2 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo nguyên tử SSBN, 3 đến 5 tàu ngầm tấn công nguyên tử SSN và tàu ngầm mang tên lửa hành trình SSGN, 5 tàu ngầm diesel – điện SSK đang hoạt động tốt. Các nhà phân tích cho rằng Nga ưu tiên phát triển hạm đội Thái Bình Dương, nhưng ưu tiên này có thể sẽ suy giảm do căng thẳng gia tăng ở Đông Âu và vấn đề thâm hụt ngân sách.
Bình Nhưỡng tuyên bố hiện nay có khoảng 70 tàu ngầm đang hoạt động, có thể coi là nước có số lượng tàu ngầm lớn nhất thế giới, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy các tàu ngầm này là tàu ngầm hiện đại hoặc năng lực tác chiến của tàu ngầm Triều Tiên sẽ được phát triển. Nhưng nếu xem xét vụ đánh đắm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan vào năm 2010, có thể nhận thấy rằng tàu ngầm cũ của Triều Tiên có thể vẫn tạo ra các mối nguy hiểm trên vùng nước ven biển Hàn Quốc.
Ấn Độ và các nước ASEAN
Hạm đội tàu ngầm Ấn Độ đang có sự phát triển mạnh. New Delhi hiện đang sở hữu một hạm đội 14 chiếc tàu ngầm hoạt động, chủ yếu là tàu ngầm diesel – điện lớp Sindhughosh (Kilo) và lớp Shishumar (Type 209). Các tàu ngầm này được đóng theo hợp đồng với Liên Xô/Nga và Đức, hạm đội tàu ngầm đang dần trở lên lỗi thời. Trong hai thập kỷ tới, Ấn Độ lên kế hoạch đóng thêm khoảng từ 5-8 tàu ngầm diesel – điện lớp Kalvari, phiên bản tàu ngầm diesel lớp Scorpene theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ.
Chiếc tàu đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 5.2016 sau vài năm chậm tiến độ. Hạm đội tàu ngầm diesel lớp Kalvari sẽ được bổ sung bằng các tàu ngầm hạt nhân do Ấn Độ tự thiết kế và đóng lần đầu tiên. Đó là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Arihant SSBN có lượng giãn nước 6.000 tấn. Có được lớp tàu ngầm này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 sở hữu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo SSBN. Chiếc tàu ngầm SSBN nội địa này được sử dụng như một thử nghiệm công nghệ cho việc phát triển các tàu ngầm SSN nội địa trong tương lai.
Việt Nam là một trong hai quốc gia ASEAN đã sở hữu khả năng tác chiến tàu ngầm đáng kể. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có trong biên chế 5 chiếc tàu ngầm diesel – điện lớp Kilo, Hải quân Việt Nam đang trong giai đoạn cuối cùng tiếp nhận chiếc tàu ngầm thứ 6 dự án 636 lớp Kilo từ Nga. Những chiếc tàu ngầm mới này là một tín hiệu răn đe mạnh mẽ trên Biển Đông, nơi có tuyến đường vận tải huyết mạch của thế giới và cũng là khu vực có nhiều tranh chấp về chủ quyền.
Singapore là quốc gia ASEAN khác thành thạo trong việc khai thác sử dụng tàu ngầm. Hải quân Singapore sở hữu 4 tàu ngầm đóng tại Thụy Điển thuộc các lớp Archer và Challenger. Mặc dù thời gian khai thác sử dụng đã lâu, các tàu ngầm Singapore thường xuyên được nâng cấp và đại tu. Singapore đang có kế hoạch mua hai tàu ngầm có lượng giãn nước 2.000 tấn Type 218SG thay thế các tàu lớp Challenger đã lão hóa.
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á còn lại đang phải đối mặt với những thách thức nhằm duy trì chương trình phát triển tàu ngầm phát triển ổn định từ những nguyên nhân về kỹ thuật, điều kiện chính trị, nguồn lực tài chính. Indonesia mở rộng hạm đội tàu ngầm của mình từ nhiều quốc gia - Pháp, Nga và Hàn Quốc với dự kiến tăng cường hạm đội tàu ngầm từ 2 đến 12 chiếc tàu ngầm diesel – điện.
Thái Lan và Pakistan đang đàm phán thỏa thuận với Bắc Kinh mua tàu ngầm lớp Nguyên phiên bản xuất khẩu Type 039A. Với Thái Lan, đây là lần đầu tiên hải quân quốc gia này có sở hữu tàu ngầm. Hoàn toàn chưa rõ ràng, liệu quốc gia sẽ sử dụng tàu ngầm có hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ lợi ích quốc gia và thời gian đưa vào khai thác sử dụng sẽ là bao nhiêu năm.
Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Úc sở hữu một hạm đội tàu ngầm 6 chiếc lớp Collins nhưng hiện đang phải đối mặt với vấn đề tuyển dụng thủy thủ đoàn và tính sẵn sàng chiến đấu của tàu ngầm. Canberra cho biết rằng Hải quân hoàng gia Úc sẽ từng bước thay thế lớp tàu Collins đã lão hóa bằng 12 chiếc tàu ngầm Shortfin Barracudas (Pháp), loại tàu ngầm sử dụng công nghệ AIP, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa hải quân với tổng chi phí 38,5 tỷ USD đầy tham vọng.
Chương trình hướng tới việc phối kết hợp công ty đóng tàu ngầm Pháp DCNS với ngành công nghiệp đóng tầu Úc. Chiếc tàu đầu tiên sẽ được đưa vào khai thác sử dụng vào khoảng năm 2030, trang bị hệ thống vũ khí trang thiết bị Mỹ, có khả năng phóng và điều khiển các phương tiện ngầm không người lái (UUV).
Hạm đội Barracuda sẽ được hoàn thiện vào 2070. Nhằm tăng cường lực lượng đối phó với Trung Quốc, Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào hạm đội tàu ngầm của Lực lượng phòng vệ biển, hiện đang có trong biên chế 18 chiếc tàu ngầm diesel – điện SSK lớp Oyashio cũ và lớp Soryu mới nhất. JMSDF dự định bổ sung thêm 4 tàu ngầm lớp Soryus và thành lập lữ đoàn tàu ngầm thứ 6 tại Yokosuka.
Lực lượng Hải quân Hàn Quốc hiện đang sở hữu 14 chiếc tàu ngầm diesel – điện do Đức thiết kế loại SSK/SSP, các tàu ngầm SSP là những tàu ngầm gần đây nhất được lắp đặt động cơ ứng dụng công nghệ hệ thống độc lập không khí AIP. Hàn Quốc lên kế hoạch đóng thêm 9 chiếc tàu ngầm có lượng giãn nước từ 3,000 đến 4.000 tấn. Kế hoạch này có thể đưa vào thực tế khoảng giữa những năm 2020, các tàu ngầm sẽ được trang bị tên lửa đạn tầm ngắn.
Đài Loan có kế hoạch thay thế các tàu ngầm cổ điển của Hà Lan lớp Zwaardvis và của Mỹ lớp Tench và Balao bằng 4-8 tàu ngầm tự đóng nội địa. Kế hoạch này mang tính biểu tượng nhiều hơn là khả thi do ngân sách quốc phòng trì trệ và thiếu hụt hoàn toàn về chuyên môn và công nghệ.
Trong khi các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nỗ lực đầu tư để tái cơ cấu lực lượng hoặc phát triển lực lượng tàu ngầm như một công cụ răn đe hiệu quả trong thời kỳ an ninh bất ổn, Mỹ sở hữu sức mạnh hải quân vượt trội gấp nhiều lần các quốc gia trong khu vực, phải đối mặt với 14 năm giảm trong lực lượng tàu ngầm. Lực lượng tàu ngầm tấn công được lên kế hoạch thu gọn lại từ 53 chiếc tàu ngầm xuống còn 41 tàu ngầm đến năm 2028 và phát triển trở lại với mức hiện nay là 51 tàu ngầm hiện đại vào năm 2046.
Nhằm bù đắp nguy cơ thiếu hụt sức chiến đấu, các khoản đầu tư hiện tại của Mỹ được hướng vào công nghệ tiên tiến như các tàu ngầm không người lái UUV. Một số công nghệ tiên tiến thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân. Tình huống này cho thấy những rào cản xâm nhập (mua lậu hoặc trộm cắp) công nghệ tiên tiến này sơ sài hơn so với truyền thống "viên ngọc quý" của các doanh nghiệp đóng tàu ngầm nguyên tử Mỹ. Thời gian để các quốc gia khác, có thể đồng minh hoặc kẻ thù tiếp cận đến công nghệ, đạt được kết quả hoặc vượt trên công nghệ tàu ngầm Mỹ sẽ giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, do sự phức tạp của các hoạt động dưới nước và hệ thống đồng bằng thu hẹp này được phát âm là ít hơn ở các lĩnh vực khác.
Thế trận tàu ngầm châu Á
Đối với Mỹ và các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hạm đội tàu ngầm đại diện cho một tín hiệu quan trọng về quyết tâm của quốc gia, ngăn chặn và nếu cần thiết, buộc các thế lực khác phải từ bỏ những hành động khiêu khích hoặc cưỡng bức đe dọa. Sự tăng trưởng lực lượng tàu ngầm trong khu vực có thể là dấu hiệu cho thấy các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực tự bảo về trước những nguy cơ đe dọa lợi ích đất nước trong một môi trường đấu tranh mạnh hơn trong tương lai.
Washington trong giai đoạn hiện nay đang tập trung vào sự phát triển của lực lượng tàu ngầm Nga, nhưng những phát triển đáng kể trong lực lượng tàu ngầm Trung Quốc và sự suy giảm trong hạm đội tàu ngầm Mỹ là yếu tố phức tạp lớn nhất đối với các nhà hoạch định sự phát triển của Hải quân Mỹ và hoạch định chính sách. Cùng với sự phát triển của công nghệ đóng tàu, những tiến bộ trong khoa học công nghệ quân sự cho phép tàu ngầm ngày càng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn.
Tàu ngầm tấn công hiện đang đóng vai trò then chốt do có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ với nhiều hơn so với tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đao hoặc các chiến hạm nổi. Tàu ngầm tấn công nguyên tử hiện đại SSN của Mỹ được sử dụng thu thập thông tin tình báo, hỗ trợ hoạt động của lực lượng đặc biệt, phản ứng nhanh với các cuộc khủng hoảng và thực hiện nhiệm vụ răn đe thông thường.
Sự dồn nén của nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng với sự suy giảm số lượng tàu ngầm sẽ buộc bộ máy chỉ huy quân sự quốc gia và bộ máy lãnh đạo chính trị phải thỏa hiệp giữa những sứ mệnh quân phải thực hiện và những tín hiệu chính trị răn đe cảnh báo cần thiết phải đưa ra trên trường thế giới.
Sự cạnh tranh giữa các Bộ tư lệnh chiến trường Mỹ trong khu vực ở châu Âu, châu Á và Trung Đông về việc sở hữu nhiều hơn các đơn vị tàu ngầm trở nên dữ dội hơn trong thời gian sắp tới. Ngay cả những bước tiến vượt bậc của công nghệ tàu ngầm không người lái UUV – bao gồm khả năng chỉ huy và kiểm soát tầm xa, độ tin cậy và khả năng sống còn không phải là bản sửa lỗi dễ dàng cho sự thiếu hụt phương tiện chiến đấu trong tương lai gần.
Tình huống này cho thấy Mỹ cần phái có sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia đồng minh, với lực lượng tàu ngầm của Nhật Bản và Úc. Sự hợp tác này có thể làm suy giảm những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cần phải hoạch định kế hoạch hỗ trợ phát triển lực lượng tàu ngầm của các quốc gia đồng minh đối tác trong sứ mệnh hình thành một thế trận tàu ngầm và chống ngầm rộng khắp với các đồng minh châu Á như Singapore, Malaisia, Hàn Quốc và liên kết phối hợp với Việt Nam trên vùng biển Tây Thái Bình Dương. Những kế hoạch hợp tác tương tự như vậy không những làm giảm thiểu nguy cơ đe dọa lợi ích quốc gia, mà còn đảm bảo an ninh khu vực trong điều kiện thiếu hụt tàu ngầm, duy trì vị thế thống trị dưới đại dương.
Nhưng sẽ không có một sự giảm thiểu nguy cơ rủi ro nếu tình huống xảy ra không phù hợp với những tính toán của Lầu Năm Góc. Chính vì vậy cần có những tư duy mới trong những sĩ quan chỉ huy cao cấp, những người chịu trách nhiệm theo dõi giám sát quá trình lập kế hoạch thường niên của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, bất kỳ giảm thiểu rủi ro sẽ không xảy ra nếu không phù hợp với các thông số của Lầu Năm Góc, do đó nên cần có tư duy mới của những người chịu trách nhiệm giám sát quá trình lập kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
Sự phát triển vượt bậc của lực lượng hải quân trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là trong lĩnh vực tàu ngầm, đang hình thành cơ sở cho một tương lai nguy hiểm trên mặt nước và dưới biển sâu. Số lượng ngày càng tăng các tàu ngầm hoạt động trong khu vực châu Á sẽ thúc đẩy căng thẳng tranh chấp ngày càng tăng và đi vào ngõ cụt. Nếu không có sự thay đổi định hướng đầu tư phát triển hải quân của Mỹ, bốn xu hướng lớn sẽ làm suy giảm vị thế của Mỹ trên vùng nước này.
Thứ nhất: số lượng tàu ngầm dưới đáy biển phát triển sẽ tăng rủi ro hoạt động của các tàu ngầm và có thể dẫn đến một sự cố dưới đáy biển với động lực leo thang căng thẳng không rõ ràng.
Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng các tàu ngầm diesel tiên tiến là thách thức trực tiếp quyền lực tối thượng của Mỹ dưới đáy biển. Các quốc gia khu vực không cần thiết phải đạt mục tiêu tương tự như mục đích của Hải quân Liên Xô trước đây. Thay vào đó, các quốc gia này tìm kiếm sự thống trị trong vùng nước địa phương do đã có động lực thúc đẩy và được tăng cường bởi nguồn tài nguyên khoáng sản có được dưới đáy biển.
Thứ ba, sự suy giảm số lượng tàu ngầm Mỹ (cùng với lực lượng thủy thủ tàu ngầm) sẽ làm Mỹ giảm cơ hội tham gia vào tình hình khu vực với và mô hình hoạt động của lực lượng tàu ngầm chủ lực toàn cầu dẫn dắt các lực lượng đồng minh. Đặc biệt quan trọng là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi lực lượng tàu ngầm các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn non trẻ.
Thứ tư, sự suy giảm số lượng hạm đội tàu ngầm Mỹ sẽ cản trở khả năng hình thành một chiến trường chống ngầm trong khuôn khổ liên minh đa quốc gia thân thiện hoặc cùng mục đích chung nhằm đối phó với những thách thức chung
Mỗi xu hướng phát triển đòi hỏi phải nghiên cứu xem xét kỹ càng và mở rộng, không chỉ trong lực lượng Hải quân mà đối với tất cả các lĩnh vực. Với xu hướng phát triển lực lượng tàu ngầm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và những thống kê dự báo ban đầu. Hải quân Mỹ cần phải thực hiện phân tích nghiêm ngặt và chi tiết đối với các thách thức tiềm năng và tìm ra giải pháp giải quyết các thách thức này thông qua đầu tư và hợp tác với các quốc gia liên minh và thân thiện.
* Các tác giả John Schaus là thành viên trong Chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), chuyên sâu về những thách thức an ninh châu Á. Lauren Dickey là phó tiến sĩ về Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học Hoàng gia London và Đại học Quốc gia Singapore. Andrew Metrick là nhà nghiên cứu trong Chương trình an ninh quốc tế tại CSIS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét