Việc thảo luận đổi tên tỉnh Hải Nam càng làm bộc lộ sự bất đồng trong nội bộ Trung Quốc, càng khẳng định điểm yếu từ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và chắc chắn sẽ phản tác dụng.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ ngày 20/8 cho hay sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague về vụ kiện Biển Đông của Philippines, những cuộc thảo luận về việc thay đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải (“Nam Hải” là cách Trung Quốc gọi Biển Đông) gần đây là dấy lên trên báo chí điện tử của Trung Quốc.
Người đề xuất sớm nhất việc đổi tên này là Ngụy Tiểu An, quan chức Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc. Ngụy Tiểu An từng làm Vụ trưởng Vụ quản lý khách sạn du lịch, Vụ trưởng Vụ chính sách-pháp quy, Vụ trưởng Vụ quy hoạch phát triển và tài chính của cục này.
Vào thứ Sáu vừa qua, báo chí Trung Quốc dẫn lời ông Ngụy cho rằng sở dĩ có tên tỉnh Hải Nam là từ đất liền nhìn xuống phía nam của biển, thuộc "cái nhìn của đất liền, nhận thức của xã hội nông nghiệp".
Người đề xuất sớm nhất việc đổi tên này là Ngụy Tiểu An, quan chức Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc. Ngụy Tiểu An từng làm Vụ trưởng Vụ quản lý khách sạn du lịch, Vụ trưởng Vụ chính sách-pháp quy, Vụ trưởng Vụ quy hoạch phát triển và tài chính của cục này.
Vào thứ Sáu vừa qua, báo chí Trung Quốc dẫn lời ông Ngụy cho rằng sở dĩ có tên tỉnh Hải Nam là từ đất liền nhìn xuống phía nam của biển, thuộc "cái nhìn của đất liền, nhận thức của xã hội nông nghiệp".
Ngụy Tiểu An, Tổng thư ký Phân hội nghỉ dưỡng, Hiệp hội Du lịch Trung Quốc. Ảnh: Người quan sát, Trung Quốc.
Theo ông ta, nói đến Hải Nam vốn là nói đến tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc. Nhưng, ở góc nhìn bành trướng lãnh thổ, Ngụy Tiểu An ngang nhiên cho rằng, "tỉnh Hải Nam thực ra là tỉnh to nhất của Trung Quốc". Ông ta đặt câu hỏi: "Lẽ nào lãnh thổ trên biển không phải là lãnh thổ quốc gia? Vùng biển hơn 2 triệu km2 đủ để làm cho tỉnh Hải Nam trở thành tỉnh lớn nhất của Trung Quốc".
Theo lập luận kiểu bành trướng của Ngụy Tiểu An, "Phía nam đảo Hải Nam được định vị thế nào hoàn toàn chưa rõ ràng, bản thân Hải Nam đã trói buộc mình, hơn nữa đã tạo cớ cho các nước khác".
Trong khi đó, có tờ báo Trung Quốc cho rằng, câu nói này của Ngụy Tiểu An cho thấy mặc dù trong ý thức sâu xa của một số quan chức, phạm vi "lãnh thổ" Biển Đông có thể tồn tại tính chất không xác định.
Theo báo chí Trung Quốc, một số quan chức chính hiệp tỉnh Hải Nam đã đưa ra đề án với Hội nghị lần thứ tư khóa 6 của Chính hiệp tỉnh Hải Nam, cho rằng kiến nghị đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải để có cái gọi là "ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện thực sâu xa".
Trong khi đó, có tờ báo Trung Quốc cho rằng, câu nói này của Ngụy Tiểu An cho thấy mặc dù trong ý thức sâu xa của một số quan chức, phạm vi "lãnh thổ" Biển Đông có thể tồn tại tính chất không xác định.
Theo báo chí Trung Quốc, một số quan chức chính hiệp tỉnh Hải Nam đã đưa ra đề án với Hội nghị lần thứ tư khóa 6 của Chính hiệp tỉnh Hải Nam, cho rằng kiến nghị đổi tên tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải để có cái gọi là "ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa hiện thực sâu xa".
Một cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của báo chí Trung Quốc cho thấy có 60% người được hỏi tán thành đổi tên, cho rằng có thể tăng cường cái gọi là "ý thức biển" và "chủ quyền".
Có 32% người phản đối, cho rằng đây là "việc lặp lại mù quáng đơn thuần". Có gần 9% người cho rằng tiến hành "kiểm soát thực tế đối với Biển Đông" mới là "vương đạo". Có quan điểm cho rằng tại sao không đổi thành "tỉnh Ấn Độ Dương", có biết đổi tên một tỉnh thì phải đổ biết bao nhiêu tiền hay không?
Trên đây là toàn bộ nội dung phản ánh trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Trung về dư luận Trung Quốc trong vài ngày qua, đã phản ánh những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ Trung Quốc ngay từ người dân về cái gọi là "chủ quyền" mà Trung Quốc đang đòi hỏi ở Biển Đông.
Sở dĩ người Trung Quốc vốn không có ý thức về biển mạnh mẽ là do họ có truyền thống coi trọng đất liền, coi nhẹ biển. Nhưng sau này Bắc Kinh vớ được bản đồ vẽ bậy từ một cá nhân người Đài Loan, rồi áp đặt ý chí quốc gia vào và ra sức tiến hành bành trướng ở Biển Đông.
Vì thế, trước đây, Trung Quốc cũng không có chuyện quản lý đối với các đảo và vùng biển ở Biển Đông như Bắc Kinh tuyên bố hiện nay. Bắc Kinh làm gì có chứng cứ để khẳng định yêu sách “chủ quyền” vô lý, phi pháp ở Biển Đông?
Có 32% người phản đối, cho rằng đây là "việc lặp lại mù quáng đơn thuần". Có gần 9% người cho rằng tiến hành "kiểm soát thực tế đối với Biển Đông" mới là "vương đạo". Có quan điểm cho rằng tại sao không đổi thành "tỉnh Ấn Độ Dương", có biết đổi tên một tỉnh thì phải đổ biết bao nhiêu tiền hay không?
Trên đây là toàn bộ nội dung phản ánh trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Trung về dư luận Trung Quốc trong vài ngày qua, đã phản ánh những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ Trung Quốc ngay từ người dân về cái gọi là "chủ quyền" mà Trung Quốc đang đòi hỏi ở Biển Đông.
Sở dĩ người Trung Quốc vốn không có ý thức về biển mạnh mẽ là do họ có truyền thống coi trọng đất liền, coi nhẹ biển. Nhưng sau này Bắc Kinh vớ được bản đồ vẽ bậy từ một cá nhân người Đài Loan, rồi áp đặt ý chí quốc gia vào và ra sức tiến hành bành trướng ở Biển Đông.
Vì thế, trước đây, Trung Quốc cũng không có chuyện quản lý đối với các đảo và vùng biển ở Biển Đông như Bắc Kinh tuyên bố hiện nay. Bắc Kinh làm gì có chứng cứ để khẳng định yêu sách “chủ quyền” vô lý, phi pháp ở Biển Đông?
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự phi pháp ở Biển Đông. Ảnh: Đài truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 3/6/2016.
Dư luận Trung Quốc nổi lên chuyện đặt lại tên cho tỉnh Hải Nam thành tỉnh Nam Hải càng bộc lộ những điểm yếu về chứng cứ khẳng định chủ quyền của họ và càng phản ánh Bắc Kinh tiếp tục tuyên truyền nhồi nhét tư tưởng bành trướng ở Biển Đông cho người dân Trung Quốc, cố tình áp đặt chủ nghĩa bành trướng cho các nước láng giềng ở Biển Đông.
Mọi hành động bành trướng, bá quyền ở Biển Đông chỉ phản tác dụng, chỉ làm gia tăng đối đầu và nguy cơ xảy ra xung đột.
Mọi hành động bành trướng, bá quyền ở Biển Đông chỉ phản tác dụng, chỉ làm gia tăng đối đầu và nguy cơ xảy ra xung đột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét