Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách trên quy mô lớn quân đội - một động thái mang đầy toan tính của giới cầm quyền nước này.
Theo SCMP, Lục quân Trung Quốc sẽ trải qua đợt tái tổ chức lớn nhất từ trước đến nay khi nước này xóa bỏ mô hình quân đoàn với hơn một nửa quân số bộ binh, trong một nỗ lực xây dựng lực lượng chiến đấu trên bộ linh hoạt hơn.
Theo kế hoạch được công khai, tất cả 18 quân đoàn, với quân số khoảng 30.000- 100.000 người mỗi quân đoàn, sẽ được tái tổ chức thành 25-30 sư đoàn.
Việc cải tổ Lục quân là một phần trong chiến dịch cải tổ quân đội quy mô lớn do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng, bắt đầu từ đầu năm 2016. Theo chỉ đạo ông Tập, Trung Quốc đã giải thể 4 bộ tư lệnh, thành lập 15 cơ quan mới chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương.
Bảy quân khu được tái tổ chức thành 5 chiến lược khu, và khoảng 300.000 binh sĩ sẽ bị cắt giảm quân số vào năm 2017. Theo mô hình tổ chức mới, các sư đoàn sẽ nhận chỉ thị từ bộ tư lệnh chiến lược khu liên quan, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Sở chỉ huy Liên quân trực thuộc Quân ủy Trung ương, trước khi ra mệnh lệnh cho quân nhân ở tiền tuyến.
Hiện nay, Lục quân Trung Quốc là lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới với khoảng 1,55 triệu quân, trong đó 850.000 người là lực lượng thường trực thuộc các quân đoàn, còn lại là bộ đội địa phương.
Lực lượng tăng thiết giáp Trung Quốc diễn tập. |
Đặc biệt, việc Trung Quốc cải tổ quân đội đã gây chú ý cho dư luận. Báo chí Hồng Kông đặc biệt quan tâm tới việc triển khai lực lượng đóng ở Hồng Kông và Ma Cao sau cải cách quân đội sẽ có những thay đổi gì.
Ngoài Lục quân, Quân đội Trung Quốc đang tiến hành cải cách toàn diện, Đại quân khu Quảng Châu dự đoán sẽ được cải tổ thành Chiến khu miền Nam, "phòng thủ Biển Đông" (áp đặt yêu sách "đường chín đoạn” bất hợp pháp) sẽ là một trong những chức trách của nó.
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng nghỉ hưu từ Bắc Kinh, Trung Quốc cho rằng, xét tới tầm quan trọng về chính trị của lực lượng đóng ở Hồng Kông, lực lượng này có thể sẽ tiếp tục trực thuộc Quân ủy Trung ương, sẽ còn nhận được hỗ trợ hậu cần của Chiến khu miền Nam sắp thành lập.
Từ Quang Dụ nói: "Nó (lực lượng đóng ở Hồng Kông) là tiêu chí chính trị thực thi chủ quyền của Trung Quốc đối với Hồng Kông. Địa vị đặc biệt của nó có quy định (trong Luật cơ bản)". Lực lượng Quân đội Trung Quốc đóng ở Ma Cao dự tính cũng sẽ được sắp đặt tương tự.
Trước đó, hôm 11/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin Trung Quốc đã tái cơ cấu 4 cơ quan đầu não của quân đội đội nước này gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Quân bị, thành 15 cơ quan mới dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương (CMC).
Cơ cấu tổ chức mới này bao gồm 3 ủy ban: kiểm tra kỷ luật, chính trị và luật pháp; khoa học và công nghệ, 1 văn phòng trung ương cùng 5 văn phòng: quản lý, kiểm toán, hợp tác quốc tế, cơ cấu tổ chức và cải cách, hoạch định chiến lược.
Ngoài ra, còn có 6 tổng cục mới gồm: Bộ Tổng tham mưu liên quân, Tổng cục Công tác chính trị, Tổng cục Hỗ trợ hậu cần, Tổng cục Phát triển thiết bị, Tổng cục Huấn luyện và Tổng cục Quốc phòng.
Trước đó, ngay đầu tháng 1/2016, Trung Quốc đã lập 3 đơn vị mới là đơn vị tổng chỉ huy lục quân, một đơn vị tên lửa và một lực lượng hỗ trợ chiến lược. Ông Tập nói rằng 3 đơn vị mới được thành lập trong khuôn khổ kế hoạch cải tổ và “hiện thực hóa giấc mơ một nền quân đội Trung Quốc hùng mạnh”.
Ông Tập đã nêu ra ý tưởng “giấc mơ Trung Hoa” với ý đồ vươn lên cường quốc hàng đầu thế giới và xem một quân đội hùng mạnh là mấu chốt của tham vọng này. Cuộc cải cách quân đội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, gia tăng căng thẳng với các láng giềng.
Tháng 12/2015, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ Joseph A. Bosco nhấn mạnh có hai nguy cơ xung đột leo thang từ việc Trung Quốc thực hiện cải cách quân đội. Thứ nhất, như ông Tập Cận Bình tin tưởng các cải cách đã thành công trong việc làm cho quân đội Trung Quốc mạnh thêm và “có thể chiến đấu thật sự”.
Rõ ràng đây là thông tin không tốt đối với khu vực Đông Nam Á, Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Thái độ gây hấn của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền ngày càng hung hăng nên bất kỳ việc tăng sức mạnh quân sự nào trong khu vực cũng chỉ có thể kích thích tham vọng của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét