Ngày 24-8, theo thông tin từ Lầu Năm góc, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch thử nghiệm tổ hợp thiết bị không người lái hoạt động dưới nước với tên gọi Echo Voyager do hãng chế tạo Boeing phát triển ngay trong mùa Thu 2016.
Các thông tin chi tiết về vụ thử nghiệm trên chưa được hé lộ, nhưng nhiều khả năng thiết bị lặn Echo Voyager sẽ được kiểm tra khả năng hoạt động dưới nước cơ bản trong các nhiệm vụ trinh sát, phát hiện thiết bị lặn và tàu nổi của đối phương trên Thái Bình Dương.
“Echo Voyager có thể được coi là phương pháp tiếp cận công nghệ mới trong tác chiến săn ngầm và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai”, ông Darryl Davis, lãnh đạo công ty Phantom Works (công ty con của Boeing), nơi phát triển thiết bị Echo Voyager, cho biết.
Echo Voyager hoạt động nhờ hệ thống cung cấp năng lượng diesel-điện tương tự như các dòng tàu ngầm thông thường hiện nay. Tuy nhiên, do không cần nạp dưỡng khí cung cấp cho thủy thủ đoàn, Echo Voyager có thể hoạt động liên tục trên biển hơn 30 ngày và chỉ nổi lên mặt nước để chạy động cơ diesel nạp lại pin năng lượng cho thiết bị.
Hiện tại, Boeing và Hải quân Mỹ đang cố gắng khắc phục yếu điểm về kết nối thiết bị với trung tâm điều khiển do đặc thù hoạt động sâu dưới nước của Echo Voyager.
Echo Voyager cũng được trang bị hệ thống sonar thủy âm và ra-đa, nhưng với đặc thù hoạt động của môi trường dưới lòng biển không chỉ cần trang bị, mà cả kinh nghiệm của kíp thủy thủ đoàn.
Đây một trong những yếu tố, thiết bị không người lái không thể so sánh với các tàu ngầm thực thụ. Việc hoàn thiện các thiết bị không người lái hoạt động dưới nước sẽ còn mất thêm nhiều thời gian.
Từ các nguồn tin công khai, Hải quân Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD cho dự án phát triển thiết bị hoạt động dưới nước không người lái.
Cùng với Echo Voyager, Hải quân Mỹ còn theo đuổi dự án Sea Hunter với mục tiêu phát triển thiết bị không người lái cỡ lớn có thể giám sát tàu ngầm, chiến hạm của đối phương. Đây là một phần trong chiến lược của Hải quân Mỹ nhằm đối phó với lực lượng tàu ngầm đang phát triển mạnh mẽ của các quốc gia đối địch.
Chuyên gia Arthur Holland Michel, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về thiết bị không người lái thuộc Đại học Bard, cho biết: “Nga và Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong lĩnh vực tàu ngầm, trong khi đó công nghệ chống ngầm của Mỹ dường như đang dậm chân ở 30 năm trước”.
Các thông tin chi tiết về vụ thử nghiệm trên chưa được hé lộ, nhưng nhiều khả năng thiết bị lặn Echo Voyager sẽ được kiểm tra khả năng hoạt động dưới nước cơ bản trong các nhiệm vụ trinh sát, phát hiện thiết bị lặn và tàu nổi của đối phương trên Thái Bình Dương.
“Echo Voyager có thể được coi là phương pháp tiếp cận công nghệ mới trong tác chiến săn ngầm và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai”, ông Darryl Davis, lãnh đạo công ty Phantom Works (công ty con của Boeing), nơi phát triển thiết bị Echo Voyager, cho biết.
Echo Voyager hoạt động nhờ hệ thống cung cấp năng lượng diesel-điện tương tự như các dòng tàu ngầm thông thường hiện nay. Tuy nhiên, do không cần nạp dưỡng khí cung cấp cho thủy thủ đoàn, Echo Voyager có thể hoạt động liên tục trên biển hơn 30 ngày và chỉ nổi lên mặt nước để chạy động cơ diesel nạp lại pin năng lượng cho thiết bị.
Hiện tại, Boeing và Hải quân Mỹ đang cố gắng khắc phục yếu điểm về kết nối thiết bị với trung tâm điều khiển do đặc thù hoạt động sâu dưới nước của Echo Voyager.
Echo Voyager cũng được trang bị hệ thống sonar thủy âm và ra-đa, nhưng với đặc thù hoạt động của môi trường dưới lòng biển không chỉ cần trang bị, mà cả kinh nghiệm của kíp thủy thủ đoàn.
Đây một trong những yếu tố, thiết bị không người lái không thể so sánh với các tàu ngầm thực thụ. Việc hoàn thiện các thiết bị không người lái hoạt động dưới nước sẽ còn mất thêm nhiều thời gian.
Từ các nguồn tin công khai, Hải quân Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD cho dự án phát triển thiết bị hoạt động dưới nước không người lái.
Cùng với Echo Voyager, Hải quân Mỹ còn theo đuổi dự án Sea Hunter với mục tiêu phát triển thiết bị không người lái cỡ lớn có thể giám sát tàu ngầm, chiến hạm của đối phương. Đây là một phần trong chiến lược của Hải quân Mỹ nhằm đối phó với lực lượng tàu ngầm đang phát triển mạnh mẽ của các quốc gia đối địch.
Chuyên gia Arthur Holland Michel, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về thiết bị không người lái thuộc Đại học Bard, cho biết: “Nga và Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong lĩnh vực tàu ngầm, trong khi đó công nghệ chống ngầm của Mỹ dường như đang dậm chân ở 30 năm trước”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét