rung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông? Làm thế nào Bắc Kinh có thể trên thực tế kiểm soát một vùng ADIZ một cách hiệu quả trong một khu vực có nhiều tranh chấp chồng lấn như vậy?
Những suy luận cho rằng Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông không phải là mới, những suy đoán này xuất hiện từ khi Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên một phần diện tích biển Hoa Đông năm 2013. Nhưng phán quyết rất bất lợi của Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague trong vụ kiện trọng tài giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông đã vô hiệu hóa một trong những tuyên bố “chủ quyền” ngang ngược và quan trọng nhất của Trung Quốc.
Nhưng phát biểu cứng rắn và cực đoan từ phía Bắc Kinh làm dấy lên nhiều lo ngại cho rằng, Trung Quốc sẽ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không như một hành động trả đũa với phán quyết của Tòa quốc tế. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân khẳng định, đây có thể là một lựa chọn nếu Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.
Một câu hỏi tự nhiên, bằng cách nào Trung Quốc có thể kiểm soát hiệu quả một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông? Có những thông tin nhận định rằng Trung Quốc đã lặng lẽ dừng thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát một cách tích cực vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông. Bản báo cáo hồi tháng 3.2016 của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung nhận định rằng không có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Không quân và lực lượng hải quân – không quân Trung Quốc đã khiến vùng ADIZ có những khoảng trống không phủ sóng radar và không có khả năng kiểm soát hiệu quả ADIZ.
Trung Quốc tiến hành từng bước nhằm khắc phục những vấn đề liên kết phối hợp giữa các lực lương, trong đó có việc đưa vào hoạt động Trung tâm chỉ huy tác chiến Biển Hoa Đông vào đầu năm 2015. Hơn nữa, những vấn đề liên kết phối hợp giữa không quân và hải quân – không quân Hải quân sẽ không xuất hiện trên Biển Đông, do vùng nước này hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Hạm đội Nam Hải (SSF).
Ngoài lực lượng hải quân, Hạm đội Nam Hải có có hai sư đoàn không quân hải quân (KQHQ) trong biên chế. Trong quá trình đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, lực lượng KQHQ Hạm đội Nam Hải cũng đã trải qua thời gian hiện đại hóa quy mô toàn diện kể từ thập niên trước. Hai sư đoàn KQHQ số 8 và 9 được thay thế các máy bay chiến đấu J-6 đã lão hóa, các máy bay ném bom J-7 và J-8 được thay thế bằng các phiên bản máy bay tiêm kích ném bom nâng cấp và hiện đại hóa Tây An JH-7A và Shenyang J-11B.
Hai sư đoàn KQHQ hạm đội Nam Hải có trong biên chế ba trung đoàn không quân hải quân trong biên chế của Hạm đội Nam Hải. Mỗi sư đoàn có hai trung đoàn KQHQ được biên chế 24 máy bay chiến đấu, có căn cứ trên đảo Hải Nam, phía bắc của Biển Đông. Nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên vùng nước này, nhiệm vụ tuần tra và hiện thực hóa những hoạt động của ADIZ sẽ do bốn trung đoàn không quân đảm nhiệm.
Máy bay chiến đấu JH-7 là máy bay tiêm kích mang bom hai chỗ ngồi, được thiết kế với hai động cơ song song, bắt đầu được đưa vào biên chế trong quân đội Trung Quốc vào những năm 1990. Máy bay thiết kế chủ yếu cho mục đích tấn công trên biển, vũ khí chủ lực chính là tên lửa chống tàu YJ-82 và bom thả rơi tự do. Các phiên bản đầu tiên sử dụng động cơ phản lực Rolls-Royce Spey, nhập khẩu từ Anh Quốc. Những máy bay phiên bản sau này dùng động cơ sản xuất trong nước bản sao chép có giấy phép, động cơ được đặt tên là Tây An WS-9.
Trung Quốc từng đưa ra triển lãm một thiết kế cải tiến JH-7A, được chấp thuận đưa vào vào phục vụ năm 2004. Phiên bản JH-7A được tăng cường thêm khả năng tấn công chính xác bằng bom dẫn đường thế hệ mới và bộ khí tài kính ngắm ném bom chính xác theo mục tiêu. Các phiên bản tiêm kích mang bom JH-7 và JH-7A được lắp đặt radar sản xuất nội địa đa năng. Các bình luận viên quân sự cho rằng JH-7 có khả năng không-đối-không tương đối giới hạn.
Nhưng các máy bay JH-7 hoàn toàn có khả năng thực thi nhiệm vụ kiểm soát ADIZ hiệu quả. Khả năng này được chứng minh ngày 15.09.2015, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, một chiếc JH-7 tiến hành hoạt động đánh chặn không an toàn với máy bay tuần biển chống ngầm RC-135 của không quân Mỹ trên vùng trời biển Hoàng Hải.
Trung đoàn KQHQ số 27 thuộc sư đoàn KQHQ số 7 được biên chế các máy bay tiêm kích mang bom JH-7AS tại căn cứ Lạc Đông thuộc khu vực tây nam đảo Hải Nam. Trong cuộc khủng hoảng của giàn khoan Hải Dương 981, máy bay của đơn vị này tham gia vào các hoạt động trinh sát và kiểm soát khu vực, hỗ trợ điều phối các lực lượng dân quân biển, hải cảnh Trung Quốc chống lại những hoạt động thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam nhằm ngăn chặn việc hạ đặt phi pháp giàn khoan này trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Căn cứ không quân Lạc Đông cũng được xây dựng thành căn cứ quân sự vững chắc trong thập kỷ qua, những bức ảnh vệ tinh năm 2002 ghi lại tiến trình xây dựng một khu hầm chứa máy bay với đường hầm ngầm dẫn vào ngọn núi gần đó. Những bức ảnh vệ tinh tiếp theo cho thấy công trình này đã được đưa vào khai thác sử dụng khoảng trước năm 2008.
Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-11B theo nguyên mẫu Su-27 Flanker của Nga được phát triển vào đầu năm 2002. Trung Quốc đặt trong tâm vào việc nâng cấp các phiên bản máy bay tiêm kích nội địa, nâng cấp khung máy bay, đưa các phương pháp kỹ thuật tiên tiến để chế tạo radar, hệ thống điện tử trên máy bay, các loại vũ khí đường không như tên lửa không đối không PL-8 và PL-12.
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng hy vọng lắp động cơ nội địa WS-10 được nâng cấp mạnh hơn cho loại máy bay này. Nhưng xuất hiện vấn đề với tài liệu thiết kế và chương trình nội địa hóa bằng động cơ WS-10 thất bại do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Chính vì vậy, các máy bay tiêm kích J-11B được lắp đặt các động cơ AL-31 của Nga dành cho Su-27, điều này ảnh hướng rất lớn đến khả năng khai thác sử dụng nhóm tiêm kích đa nhiệm này.
Từ năm 2010, Trung Quốc đã phát triển một phiên bản hải quân J-11B, đặt mã hiệu là J-11BH, các máy bay này được đưa vào biên chế trong trung đoàn KQHQ. Trung đoàn KQHQ đầu tiên chuyển loại máy bay mới là trung đoàn 22 thuộc sư đoàn KQHQ số 8 có căn cứ tại Gia Lại Thức phía bắc đảo Hải Nam. Một số bức ảnh của J-11BH và J-11BSH hai chỗ ngồi được đăng tải công khai năm 2012.
Trung đoàn KQHQ số 22 là đơn vị có liên quan trong vụ đánh chặn gây tranh cãi với một máy bay tuần biển chống ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ trên không phận quanh đảo Hải Nam vào tháng 8.2014, Hải quân Mỹ cho biết chiếc J-11 đã thực hiện một động tác gây nguy hiểm cuộn thùng trên đầu chiếc P-8.
Trung đoàn KQHQ số 24 là trung đoàn không quân tiêm kích cũng thuộc sư đoàn không quân số 8, cùng có căn cứ tại Gia Lại Thức. Trung đoàn này đã chuyển đổi các máy bay tiêm kích lỗi thời J-7EHs (phiên bản cải tiến của Trung Quốc từ máy bay tiêm kích MiG-21) sang sử dụng tiêm kích đa nhiệm J-11BH/BSHs trong những năm 2013-2014, khoảng thời gian mà trung đoàn KQHQ cuối cùng triển khai lực lượng trên đảo Hải Nam hướng chiến đấu sang Biển Đông.
Trung đoàn KQHQ số 25 thuộc sư đoàn KQHQ số 9 có căn cứ tại Linh Thủy trước đây được biên chế máy bay tiêm kích đánh chặn J-8 Finback, trở lên nổi tiếng trong vụ va chạm với máy bay trinh sát tình báo thông tin EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ năm 2001, vụ va chạm dẫn đến chiếc EP-3 Aries II bị hỏng phải hạ cánh xuống sân bay Linh Thủy, chiếc J-8 cùng với phi công rơi xuống biển mất tích.
Căn cứ không quân Linh Thủy hiện đang trong quá trình nâng cấp hiện đại hóa, bắt đầu từ cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015, các bức ảnh vệ tinh thương mại cho thấy công khai, các công trình bao gồm kéo dài đường băng, mở rộng không gian sân đỗ và dựng các nhà chờ cho máy bay chiến đấu, bảo đảm không quân có thể xuất kích trong mọi điều kiện thời tiết. Các công trình đang san lấp cho thấy không gian xung quanh sân bay được mở rộng đáng kể, có thể một mạng lưới các nhà chứa máy bay lộ thiên có thể được xây dựng, cho phép cất cánh một số lượng lớn máy bay cùng một lúc.
Tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-11B sẽ đảm nhiệm sứ mệnh tuần tra và thực thi các quy định mà Bắc Kinh đặt ra nếu nước này thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Máy bay có khả năng mang tới 10 tên lửa không-đối-không và với khối lượng dầu bay mang trong thân gần 10 tấn, đây là một phương tiện bay lý tưởng cho những nhiệm vụ bay chiến đấu trong thời gian dài, không gian mở rộng trong các nhiệm vụ tác chiến xa căn cứ.
Lực lượng KQHQ Trung Quốc, có căn cứ trên đảo Hải Nam đã đưa tiêm kích đánh chặn J-11 bay đến hạ cánh sân bay của đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tại thời điểm này, sân bay Phú Lâm được coi như trạm trung chuyển kiểm tra kỹ thuật, tiếp dầu, tạo bàn đạp cho các chuyến bay đến các sân bay trên nhưng đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Trường Sa như đảo Đá Chữ Thập, Xu Bi. Từ các sân bay này, lực lượng KQHQ Trung Quốc sẽ thực thi nhiệm vụ chiến lược chống tiếp cận trong vùng nhận dạng phòng không ADIZ.
Trên các đảo mà Bắc Kinh đã tiến hành bồi đắp phi pháp bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đều xây dựng hạ tầng các trạm radar. Các trạm radar được đặt thành một tuyến kéo dài từ Trung Quốc, trong đó trạm radar trên đá Châu Viên đã lắp đặt radar kiểm soát không phận tần số cao và radar thông thường đa chế độ, cách đảo Hải Nam khoảng 675 dặm. Khi các trạm radar này đi vào hoạt động, hệ thống radar dự kiến sẽ cung cấp thường xuyên không gian toàn cảnh của Biển Đông.
Vùng hoạt động các máy bay, radar tầm gần và tầm xa của Trung Quốc trên Biển Đông theo năng lực thực tế và các công trình quân sự đang xây dựng trên các đảo bồi đắp phi pháp
Để có thể đảm bảo phủ sóng radar hoàn toàn không gian Biển Đông, lực lượng KQHQ Hạm đội Nam hải được tăng cường luân phiên các máy bay AEW cảnh báo sớm đến hoạt động trên các căn cứ đảo Hải Nam, kết hợp với máy bay cảnh báo sớm AEW Thiểm Tây KJ-200, thường xuyên có mặt tại căn cứ Linh Thủy. kết hợp các máy bay AEW và hệ thống radar. KQHQ Trung Quốc có được khả năng cảnh báo khá mạnh. Hệ thống radars và AEW sẽ gây khó khăn cho cả không quân Mỹ và vấn đề tự do cơ động của lực lượng hải quân các quốc gia láng giềng và hải quân Mỹ trong các sứ mệnh trên biển.
Các máy bay cảnh báo sớm KJ-200s đã từng được sử dụng năm 2014 trong sự kiện khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, tham gia các phi vụ bay thu thập thông tin của máy bay trinh sát, tuần biển Thiểm Tây Y-8J / X. Những máy bay này thuộc Sư đoàn KQHQ số 2 đặt tại Lai Dương, nhưng đã được đưa vào biên chế cho lực lượng KQHQ Hạm đội Nam Hải.
Nhìn chung, cùng với lực lượng nằm trong biên chế của Hạm đội Nam Hải và những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép các công trình quân sự bất chấp các quy định, thông lệ của Luật pháp quốc tế về Biển, nếu Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không Biển Đông, lực lượng Hạm đội Nam Hải có đủ năng lực để thực hiện kiểm soát, khác với tình huống ADIZ trên biển Hoa Đông. Theo tổ chức Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á, những đường băng mới và khả năng triển khai các hệ thống phòng không trên các đảo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp là một phần của chiến lược chống tiếp cận lâu dài. Trung Quốc sẽ có đủ khả năng và có thể thiết lập quyền kiểm soát mặt nước và vùng trời trên toàn bộ diện tích biển Đông.
Một câu hỏi theo quy luật: vậy điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không Biển Đông? Tất nhiên, sẽ có tuyên bố cho rằng sẽ có những cuộc đàm phán song phương, nhưng chắc chắn sẽ là sự gia tăng đột biến vũ khí trang thiết bị kỹ thuật hiện đại ở các quốc gia láng giềng, mật độ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm vô hiệu hóa các phương tiện ADIZ của Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh chóng và cuối cùng, chỉ cần một va chạm nhỏ không chủ ý, Biển Đông bùng phát xung đột vũ trang.
* Bài viết trên trang Học viện Hải quân Mỹ của tác giả Mike Yeo chuyên viết về hàng không vũ trụ, không quân, quốc phòng tự do và sức mạnh không quân châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét