Dù Trung Quốc khẳng định SR5 do nước này tự phát triển nhưng ngay lần đầu công khai, không khó để nhận ra sự giống nhau giữa SR5 và M270 của Mỹ.
Tạp chí Jane’s dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết, Tập đoàn vũ khí phương Bắc (NORINCO) đã hoàn tất việc phát triển các mẫu đạn rocket dẫn đường thế hệ mới dành cho hệ thống pháo phản lực SR5 tiên tiến của họ.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, đây là một hệ thống pháo phản lực bắn loạt tầm trung được thiết kế theo dạng module, có thể trang bị đồng thời 2 loại tên lửa khác nhau.
SR5 được thiết kế theo những công nghệ khá hiện đại, nó được trang bị tích hợp cần cẩu ngay trên bệ phóng để thực hiện quá trình nạp đạn sau khi sử dụng. Bệ phóng được đặt trên khung gầm xe bánh lốp 6x6.
Bệ phóng được trang bị 2 module phóng với cần cẩu tích hợp, nó có thể sử dụng 2 loại tên lửa có đường kính khác nhau để tăng hiệu quả, như một loại tên lửa có đường kính 122 mm với cơ số 40 đạn và tên lửa đường kính 222 mm, cơ số 12 đạn.
Hệ thống này cũng có thể sử dụng 1 module phóng tên lửa đường kính 122 mm, cơ số 20 đạn và 1 module phóng 222 mm, cơ số 6 đạn. Đạn tên lửa 122 mm có tầm bắn khoảng 50 km, đạn tên lửa 222 mm có tầm bắn 70 km.
Nhà sản xuất cho biết, hệ thống SR5 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao, thời gian phản ứng rất nhanh với khả năng tấn công chính xác cao. Nó có thể sử dụng đạn tên lửa có hoặc không có điều khiển.
Điều khiến giới quân sự bất ngờ bởi nhà sản xuất công bố, SR5 có bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 3 m đối với đạn tên lửa có điều khiển 222 mm, với đạn tên lửa không điều khiển là 25 m.
Thời gian triển khai đội hình chiến đấu khoảng 5 phút, góc nâng của tên lửa từ 0 - 60 độ. Thời gian tái nạp đạn khoảng 5 phút với điều kiện module chứa tên lửa đã được xếp sẵn.
SR5 được thiết kế để cung cấp chi viện hỏa lực cho các lực lượng mặt đất, ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô lớn của đối phương. Khối lượng chiến đấu của hệ thống khoảng 25 tấn. Xe mang bệ phóng có thể di chuyển với tốc độ tối đa 85 km/h, phạm vi hoạt động khoảng 600 km.
Dù nhà sản xuất NORINCO tuyên bộ tự mình nghiên cứu và phát triển SR5, tuy nhiên ngay từ lần đầu được công khai, không khó để nhận ra sự giống nhau đến kỳ lạ giữa loại pháo này với pháo phản lực bắn loạt M270 của Mỹ, đặc biệt là ở cách bố trí cơ cấu phóng phía sau với 2 module phóng mỗi bên, trên giá phóng có gắn sẳn cần cẩu.
Đạn tên lửa được nạp sẳn ở dạng container và được vận chuyển đến chiến trường bằng xe chuyên dụng. Các cần cẩu sẽ đặt container chứa đạn tên lửa xuống đất và hệ thống cần cẩu tích hợp trên xe phóng sẽ tự nạp đạn cho nó.
Tuy nhiên, để tránh mang tiếng là "nhái" hàng Mỹ các kỹ sư Trung Quốc đã làm lệch vị trí của 2 ống phóng tên lửa ở giữa trong container đạn tên lửa 222 mm cho nó có vẻ khác đi một chút, song vẫn không thể thoát khỏi cái bóng của Mỹ trên SR5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét