Mỹ phát triển mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù Lầu Năm Góc khẳng định lá chắn tên lửa chỉ chống các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc là mục tiêu thực sự và cảnh báo về khả năng leo thang căng thẳng.
Lầu Năm Góc hiện đang sử dụng ảnh hưởng của mình tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, buộc các quốc gia này làm lạnh dần các mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.
Tháng 8.2016, đài truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin rằng chính phủ Tokyo được ủy quyền cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường Mỹ "Terminal High-Altitude Area Defense" gọi tắt là (THAAD).
Tháng 8.2016, đài truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin rằng chính phủ Tokyo được ủy quyền cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường Mỹ "Terminal High-Altitude Area Defense" gọi tắt là (THAAD).
Như vậy ở Đông Á, Nhật Bản sẽ là nước thứ hai sau Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD trên đất nước mình.
Theo Lầu Năm Góc, các hệ thống được triển khai chỉ nhằm mục đích "phòng thủ". Trên mặt trận Hàn Quốc, hệ thống thực hiện sứ mệnh bảo vệ Hàn Quốc chống lại các cuộc tấn công hạt nhân “tiềm năng” từ Bắc Triều Tiên.
Theo Lầu Năm Góc, các hệ thống được triển khai chỉ nhằm mục đích "phòng thủ". Trên mặt trận Hàn Quốc, hệ thống thực hiện sứ mệnh bảo vệ Hàn Quốc chống lại các cuộc tấn công hạt nhân “tiềm năng” từ Bắc Triều Tiên.
Trong lúc này, hải quân Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận về vũ khí, trang bị với hãng Lockheed Martin để thực hiện trang bị cho hạm đội hệ thống tên lửa THAAD, phiên bản hải quân.
Ngày 15.08, tờ Thời báo Hoàn Cầu/Global Times cho biết: Nhật Bản đang phát triển loại tên lửa đạn đạo mới đất đối biển, có tầm bắn 300 km. Các tên lửa này sẽ được triển khai trên quần đảo Miyako.
Theo tờ Yomiuri Nhật Bản, Tokyo đang tìm kiếm phương án kiểm soát bằng sức mạnh quân sự trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền. Quần đảo Miyako nằm trên cửa eo biển Miyako, đường vận tải quốc tế, được sử dụng như tuyến đường chính tiến vào Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc.
Bài viết trên Global Times nhận xét: Nếu hệ thống tên lửa mới được triển khai trên quần đảo Miyako, Nhật Bản có thể đe dọa các chiến hạm của Trung Quốc trong vùng biển quần đảo Senkaku. Quần đảo này nằm cách quần đảo Miyako khoảng 170 km.
Theo tờ Tầm nhìn Trung – Mỹ: Ông Fan Gaoyue, đại tá nghỉ hưu và là cựu giám đốc phân tích Cục Nghiên cứu quân sự nước ngoài tại Học viện Quân sự PLA của Trung Quốc, cho rằng hệ thống THAAD được thiết kế nhằm chống lại tên lửa tầm trung và không ngăn chặn hiệu quả tên lửa tầm ngắn và không đối phó được với tên lửa chiến thuật.
Ông Gaoyue phân tích: "Hệ thống THAAD không thể đối phó với các đe dọa thực sự của quân đội Bắc Triều Tiên. Chủng loại, số lượng và khả năng của tên lửa tầm ngắn Triều Tiên rất hạn chế. Quân đội Mỹ đã triển khai từ 30-44 hệ thống Patriot PAC-3 ở Hàn Quốc, các tổ hợp này bảo vệ khá chắc chắn để không thể xảy ra tình huống các tên lửa tầm ngắn trở thành mối đe dọa thực sự với Hàn Quốc. Các mối đe dọa thực sự đối với Hàn Quốc chính là quân đội Bắc Triều Tiên và 21.100 khẩu pháo tầm xa, hầu hết trong số đó được triển khai dọc theo vĩ tuyến 38 và có khả năng tấn công trực tiếp vào Seoul ".
Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc, hệ thống THAAD ở Hàn Quốc sẽ buộc Seoul tham gia tích cực vào hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ ở Nhật Bản, gây ảnh hưởng tiêu cực cho khả năng hành động của quân đội Hàn Quốc.
Nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa Nhật Bản được xây dựng nhằm chống lại Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Nga ở vùng Viễn Đông. Sự tích hợp của Hàn Quốc vào hệ thống này sẽ đi kèm với một phần vị trí địa lý quan trọng, tham gia vào tham vọng cô lập Trung Quốc và Nga, đặc biệt là Trung Quốc trong giới hạn vùng nước biển Hoa Đông
Chính quyền Bắc Kinh đưa ra tuyên bố phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa dự kiến được triển khai ở Hàn Quốc. Các radar trinh sát, dẫn đạn của hệ thống này có khả năng phát hiện và theo dõi các tên lửa Trung Quốc nhanh chóng, do đó làm giảm sức mạnh răn đe của Trung Quốc với Mỹ và đồng minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét