Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Người Buôn Gió: Hãy hỏi bạn làm gì cho Tổ quốc!!!

rận chủ quốc nội.PNG

     Người Buôn Gió, tên thật Bùi Thanh Hiếu, sinh 1972, hiện đang lưu vong tại Đức. Năm 2005, Bùi Thanh Hiếu dấn thân vào con đường tội lỗi, y câu kết với đám Việt Tân bên ngoài, sau đó liên tục viết bài có nội dung chống Đảng, Nhà nước. Năm 2013, sau “nỗ lực không mệt mỏi” y đã chộp được thị thực do đám ngoại bang tài trợ dưới danh nghĩa “một chương trình học bổng nghệ thuật của thành phố Weimar, Ðức” và định cư dài hạn ở Đức. Kể từ 2013 đến nay, Bùi Thanh Hiếu điên cuồng viết bài xuyên tạc, vu khống, chống phá Đảng, Nhà nước, kích động gây chia rẽ dân tộc…
       Có thể nói, Bùi Thanh Hiếu sớm kiếm được thị thực để lưu vong bên nước ngoài hơn so với đám đàn anh của y như Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Đài hay Lê Quốc Quân… Mặc dù hoạt động chống đối, kích động gây rối an ninh trật tự của Hiếu không manh động như các đàn anh khác, song khả năng viết và xuyên tạc của y lại khá hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ vốn ngôn ngữ ma quái, trí trá của y. Ngày 26/9/2016, Bùi Thanh Hiếu tán phát bệnh phẩm “Hãy hỏi bạn làm gì cho tổ quốc”. Đấy, tráo trở là vậy, chống lại nhân dân, phản bội lại đất nước, chay sang ngoại bang chui lủi, giờ lại ngỗ ngược hỏi câu lạ lùng đến vậy. Trước hết, Bùi Thanh Hiếu hãy tự hỏi bản thân mình và hỏi đồng bọn của y rồi nếu có xuyên tạc hay vu khống thì cũng nên để sau.
      Nội dung bệnh phẩm “Hãy hỏi bạn làm gì cho tổ quốc” của Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu nhằm kích động gây chia rẽ dân tộc, xuyên tạc chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phủ nhận và bôi nhọ vai trò lãnh đạo của Đảng, gieo rắc tâm lý hoài nghi… Trọng tâm nhằm vào vấn đề nợ công để bóp méo, công kích, vu cáo… “Giờ ai hỏi tôi làm gì cho tổ quốc. Tôi tự hào tôi trả lời, tôi chả làm gì cả”. Câu trả lời của kẻ phản bội đất nước sống lưu vong bên Đức đã rõ. Nhưng tiếc rằng y trả lời sai và rất sai. Từ 2005 đến nay, 11 năm có lẻ, Bùi Thanh Hiếu không những “chả làm gì cả” cho tổ quốc này mà ngược lại, y ra sức chống phá, cản trở sự phát triển của đất nước với đủ thủ đoạn. Nội dung tất cả bệnh phẩm được đăng tải dưới bút danh Người Buôn Gió đều không có gì khác ngoài mục đích chống phá. “Có chăng cái tôi làm trong 10 năm qua là ngăn cản các bạn đang làm cho tổ quốc này nợ nần ngập ngụa như ngày nay”, thật vậy ư? Thật “cao cả” và “vĩ đại”! 10 năm qua như Bùi Thanh Hiếu nói, hắn đang ngậm USD của ngoại bang và 3 năm qua lưu vong, cắn sủa lại quê hương. Chỉ có vậy và sau này cũng vậy. Cuộc đời Hiếu sẽ tan nát như Bùi Tín, bậc đàn anh của Hiếu, lưu vong rồi hết đường về quê thăm mộ mẹ cha.
     Bùi Thanh Hiếu không có tư cách và tuyệt nhiên không có tư cách để đặt mệnh đề “Hãy hỏi bạn làm gì cho tổ quốc”. Bởi truyền thống và văn hóa của Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam không chấp nhận một kẻ phản bội là thành viên của tổ quốc, đất nước Việt Nam. Đã không có tư cách thì câu hỏi trên vô nghĩa. Hay chăng Bùi Thanh Hiếu chỉ hỏi, chỉ đặt vấn đề để xuyên tạc, vu khống và để “làm tiền”? Kẻ cơ hội chính trị với lòng tham vô đáy và tư tưởng lệch lạc đang lạnh lẽo bên xứ người, rồi sẽ có ngày hắn chỉ tha thiết một nguyện vọng duy nhất “về được chết ở quê nhà”. Vốn ngôn từ xảo trá và lừa bịp của Hiếu sẽ vơi cạn dần theo thời gian, cuồng vọng chống phá đất nước của y sẽ bị bọn ngoại bang vắt kiệt quệ… Đến khi ấy, Hiếu có chăng sẽ tự bạch một đôi bài viết để phủ nhận tất cả luận điệu trước đây của y thể hiện sự ăn năn, hối cải ngày ấy sẽ còn chờ xem… Dù muộn màng nhưng lòng bao dung của đất nước chỉ chấp nhận những kẻ lầm đường biết quay lối!

Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp "Made in Vietnam" vào vận hành

Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp "Made in Vietnam" vào vận hành

Trình diễn khí tài radar do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo, trong đó có radar bắt thấp cơ động nhanh VRS-2DM. Ảnh: Tập đoàn Viettel.

Ngày 20/09/2016, tại Học viện PK-KQ, Quân chủng PK-KQ phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel khai mạc lớp huấn luyện khí tài săn mục tiêu bay thấp cơ động nhanh VRS-2DM.

Theo báo Phòng không - Không quân, radar VRS-2DM là khí tài được Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cải tiến hiện đại hóa từ radar P-19 do Liên Xô sản xuất. Đây là khí tài có khả năng bắt thấp rất tốt, được trang bị cho các đơn vị của Quân chủng PK-KQ để thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời và quản lý điều hành bay.
Theo kế hoạch đợt 1 - 2016, Quân chủng tổ chức 2 lớp huấn luyện về khí tài radar VRS-2DM gồm: Lớp tham mưu được huấn luyện trong 1 tháng, Lớp Kỹ thuật được huấn luyện trong 2 tháng.
Trong thời gian huấn luyện, cán bộ các cấp của Quân chủng sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản về tính năng, kỹ chiến thuật, quy trình khai thác sử dụng, làm công tác chuẩn bị chiến đấu, điều chỉnh, sửa chữa, quy trình bảo dưỡng, định kỳ khí tài radar VRS-2DM.
Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp Made in Vietnam vào vận hành - Ảnh 1.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chí - Phó tư lệnh Quân chủng PK-KQ phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Báo Phòng không - Không quân.
Tự hào radar bắt thấp"Made in Vietnam"
Với khóa huấn luyện này, có thể khẳng định khí tài săn mục tiêu bay thấp cơ động nhanh VRS-2DM do Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel chế tạo đã vượt qua được những "cửa ải" nghiệm thu khắt khe, nghiêm ngặt, đáp ứng được yêu cầu về loại radar thế hệ mới, hiện đại.
Việc đưa radar VRS-2DM vào trang bị đã góp phần nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị, cảnh giới bầu trời, cảnh báo sớm cho các phân đội hỏa lực tên lửa, pháo phòng không chuyển cấp báo động sẵn sàng tiêu diệt các mục tiêu bay, kể cả mục tiêu bay thấp, bám địa hình.
Còn nhớ, cách đây tròn 1 năm, tại Triển lãm "70 năm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam" nhân dịp Quốc khánh 09/09/2015, radar VRS-2DM chính thức được ra mắt công chúng và đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách thăm quan.
Đưa khí tài săn mục tiêu bay thấp Made in Vietnam vào vận hành - Ảnh 2.
Radar bắt thấp chuyên nhiệm VRS-2DM do Viettel chế tạo trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ. Ảnh: Nguyễn Bình
Điều đó khẳng định sự lớn mạnh của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, trong đó Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là một mũi nhọn, đã và đang nghiên cứu, chế tạo và sản xuất nhiều loại vũ khí, khí tài thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội nói chung và Quân chủng PK-KQ nói riêng.
Như đã biết, trong tác chiến phòng không, các mục tiêu bay thấp, đặc biệt là bay bám địa hình là những kẻ địch cực kỳ nguy hiểm, có thể đột kích bất ngờ khiến các lực lượng phòng không vất vả đối phó, thậm chí là bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt do không kịp chuyển cấp báo động.
Vì thế, hầu hết các nước đều chú trọng trang bị các loại khí tài cảnh giới nhìn vòng có khả năng soi chiếu, bóc trần các loại phượng tiện tập kích đường không bay thấp và siêu thấp. Với những quốc gia có tiềm lực công nghệ quốc phòng hàng đầu hoặc những quốc gia giàu có thì việc tự nghiên cứu hoặc mua sắm không khó.
Nhưng với Việt Nam, tiềm lực có hạn, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Viettel đã không quản mưa nắng, vượt qua những khó khăn ban đầu để liên tiếp cho ra đời những tổ hợp radar hiện đại.
Qua đó, không chỉ tự chủ được về công nghệ, mà còn tiết kiệm cho ngân sách nhiều triệu USD do không phải nhập ngoại những loại radar tương tự.
Đến giờ phút này, các cán bộ kỹ sữ của Viettel hoàn toàn có thể tự hào góp phần không nhỏ vào định hướng "tiến thẳng lên hiện đại" của Quân chủng Phòng không - Không quân, đảm bảo khí tài cho Quân chủng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, kiên quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống từ trên không.

Israel giới thiệu UAV Việt Nam lựa chọn

Israel giới thiệu UAV Việt Nam lựa chọn

UAV Orbiter-1K.

Theo Công ty Aeronautics LTD của Issrael, 2 mẫu UAV tiến công mới Orbiter-4 và Orbiter-1K sẽ tiếp tục được giới thiệu tại Triển lãm ADEX-2016 diễn ra ở Baku, Azerbaijan.

Tờ The Jewish Business Times cho biết, triển lãm ADEX-2016 sẽ diễn ra từ ngày 27/9/2016. Đại diện nhà sản xuất cho biết, Orbiter-4 là phiên bản UAV thế hệ mới nhất của Aeronautics LTD, được phát triển dựa trên cơ sở UAV Orbiter-3.
Orbier-4 có khối lượng bay tối đa lên tới 50 kg, có thể hoạt động liên tục 24 giờ, trần bay tối đa đạt được trên 6 km. Trong khi đó, UAV Orbiter 1K có cấu trúc thiết kế giống với Orbiter 2. Đây cũng là loại máy bay không người lái có khả năng tấn công cảm tử đầu tiên mà Aeronautics phát triển.
Aeronautics cho biết, Orbiter 1K cất cánh nhờ một máy phóng cao su và có thể bay trong khoảng thời gian 2 - 3 giờ, mang theo một cảm biến đa năng tích hợp kênh quang sát ban ngày và ban đêm.
Hệ thống UAV trinh sát cảm tử này rất gọn nhẹ và dễ điều khiển chỉ cần một người từ trạm điều khiển trên mặt đất. Aeronautics cho biết thêm rằng, với giải pháp thiết kế mới, Orbiter 1K có thể phát hiện và phá hủy một mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di động trên mặt đất.
Ngoài ra, hệ thống UAV Orbiter 1K cũng có thể hoạt động trong một khu vực nhất định một cách độc lập để lướt qua, phát hiện mục tiêu và sau đó phá hủy nó.
Nếu một mục tiêu không bị phát hiện hoặc muốn thay đổi nhiệm vụ trước đó, hành trình bay của Orbiter 1K có thể được hủy bỏ và nó sẽ trở về căn cứ và được thu hồi bằng cách bung dù hoặc túi khí.
Theo thông tin được tờ Israel Defense đăng tải hồi giữa năm 2015, Hải quân Việt Nam cũng đã đặt mua một số hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel để làm nhiệm vụ thay thế cho trạm quan sát tiền tuyến trên mặt đất của lực lượng pháo binh và cung cấp các thông tin chính xác đầu tiên về vị trí đối phương làm tham số bắn cho các trận địa pháo.
Ngoài ra, Việt Nam cũng được cho là đang muốn đặt mua bổ sung các hệ thống máy bay không người lái Orbiter 2 và cả phiên bản lớn hơn là Orbiter 3 để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và giám sát khác nhau.
Vì vậy, việc Aeronautics giới thiệu thêm biến thể "cảm tử" Orbiter 1K cũng sẽ cho Việt Nam thêm một lựa chọn mới, tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

Mỹ-Hàn đối phó với tàu ngầm Triều Tiên bằng cách nào?

Mỹ-Hàn đối phó với tàu ngầm Triều Tiên bằng cách nào?

Một tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên

Mặc dù không có lực lượng hải quân đáng gờm nhưng Bình Nhưỡng gần đây đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và trước đó từng sử dụng tàu ngầm mini xâm nhập vào Hàn Quốc.

Theo tạp chí National Interest, Hải quân Mỹ đang tập trận chung với Hải quân Hàn Quốc. Đây là động thái mới nhất của liên minh Mỹ-Hàn nhằm răn đe Triều Tiên.
Trong cuộc tập trận, Hải quân Mỹ đã triển khai USS Spruance (DDG 111) - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke - để tiến hành các bài tập tác chiến chống ngầm với tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc.
Mặc dù không có lực lượng hải quân đáng gờm nhưng Bình Nhưỡng gần đây đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và trước đó từng sử dụng tàu ngầm mini xâm nhập vào Hàn Quốc. Năm 2010, một chiếc tàu ngầm mini của Triều Tiên đã đánh chìm tàu hộ tống Cheonan (lớp Pohang) của Hàn Quốc bằng ngư lôi.
Mỹ-Hàn đối phó với tàu ngầm Triều Tiên bằng cách nào? - Ảnh 1.
Xác tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc được trục vớt sau khi bị đắm.
"Hoạt động này thể hiện sức mạnh vững chắc và quyết tâm của hải quân Mỹ-Hàn" - Chuẩn Đô đốc Brad Cooper, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại Hàn Quốc và lực lượng đặc nhiệm 78 phát biểu hôm 26/9.
Cuộc tập trận diễn ra không bao lâu sau khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
"Liên minh Mỹ-Hàn sẽ chống lại các mối đe dọa từ SLBM và chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên với quyết tâm cao" - Phó Đô Đốc Lee Ki-sik, chỉ huy hạm đội Hàn Quốc khẳng định.
Mỹ-Hàn đối phó với tàu ngầm Triều Tiên bằng cách nào? - Ảnh 2.
Tàu khu trục USS Spruance (DDG 111) tập trận cùng với các tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc hôm 25/9.
Các tàu khu trục Aegis, tàu ngầm, trực thăng chống ngầm của Hàn Quốc, máy bay tuần thám P-3 của Mỹ-Hàn đã cùng tàu USS Spruance thực hiện bài tập chống ngầm.
Theo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, cuộc tập trận lần này nhằm làm nổi bật khả năng phòng thủ thống nhất của Hải quân Hàn Quốc nói riêng và khu vực nói chung trước các mối đe dọa từ tàu mặt nước, tàu ngầm và tên lửa đạn đạo.
National Interest nhận định, việc Mỹ triển khai tàu khu trục lớp Arleigh Burke tập trận với Hàn Quốc mang nhiều ý nghĩa. Con tàu này có nhiều điểm chung với các tàu khu trục Aegis của Hàn Quốc.
Theo Phó Đô đốc James G. Foggo III - chỉ huy Hạm đội 6 Mỹ, tàu khu trục đa nhiệm lớp Arleigh Burke có khả năng chống ngầm rất đáng gờm.
Ngoài ra, với radar SPY-1D và hệ thống chiến đấu Aegis, tàu khu trục lớp Arleigh Burke còn là một trong những loại vũ khí mạnh nhất mà Mỹ có thể sử dụng để đối phó với tên lửa đạn đạo.
Hải quân Hàn Quốc cũng đang vận hành các tàu khu trục Aegis, được thiết kế dựa trên lớp Arleigh Burke và dự định trang bị khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) cho chúng.
Sắp tới, các tàu chiến của Hàn Quốc sẽ được nâng cấp với hệ thống Aegis Baseline 9 mới nhất và sẽ có khả năng phóng tên lửa đánh chặn Raytheon SM-3. Điều này sẽ mang lại cho Seoul năng lực phòng thủ đáng gờm để đánh bại kho tên lửa đạn đạo ngày càng gia tăng của Triều Tiên, trong đó có một số loại mang đầu đạn hạt nhân.
Hiện nay, Hàn Quốc đã đồng ý cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên bán đảo Triều Tiên. Động thái này đã khiến Bắc Kinh và Moscow vô cùng lo ngại.
Tháng 7 năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: "Trung Quốc hối thúc Mỹ và Hàn Quốc ngưng quá trình triển khai hệ thống phòng thủ THAAD, không được có bất cứ hành động nào khiến tình hình khu vực thêm phức tạp và phương hại tới lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo, việc triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ đem tới những "hậu quả không thể sửa chữa được". Moskva cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định của khu vực.

Vì sao dự án biến F-4 thành trinh sát cơ tốc độ Mach 3 chết yểu?

Vì sao dự án biến F-4 thành trinh sát cơ tốc độ Mach 3 chết yểu?

Nếu thành công, RF-4X sẽ là máy bay trinh sát có tốc độ hành trình nhanh nhất từng được chế tạo

Giải pháp kỹ thuật độc đáo
Giải pháp cho vấn đề tốc độ của Israel đến từ đề nghị của General Dynamics nhằm chuyển đổi những chiếc F-4E sang một tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Khí động học tổng thể của máy bay phần lớn vẫn như cũ, nhưng nó sẽ được gắn 2 thùng nước hòa nhập khí động dung tích 9.600 lít ngay phía trên động cơ, vậy lượng nước này có tác dụng gì?
Câu trả lời là dành cho hệ thống phun nước. Các nhà nghiên cứu tại General Dynamics đã tìm ra bí quyết nâng tốc độ của Phantom bằng cách làm mát máy nén (Pre-Compressor Cooling/PCC), nơi nước sẽ được phun vào luồng khí đi qua cửa hút gió động cơ trên đường tới các lõi đốt, nhằm giảm nhiệt độ không khí thổi qua máy nén.
Bằng cách hạ nhiệt, khối lượng và mật độ về lý thuyết có thể tăng lên, dẫn tới sức đẩy cao hơn, đặc biệt ở độ cao lớn. Những cổ đông của General Electric (công ty thiết kế và chế tạo động cơ J79 cho F-4E) không ấn tượng với đề nghị này, nhưng vẫn hỗ trợ trên danh nghĩa bằng việc nghiên cứu các khái niệm.
Đây không phải điều đặc biệt, General Dynamics trước đó đã cố gắng với chương trình Convair F-106 Delta Dart. Thử nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Arnold, cho thấy với việc làm mát máy nén, động cơ có thể đốt nhiên liệu phụ trội trong thời gian đáng kinh ngạc.
PCC cũng đã được sử dụng bởi McDonnell Douglas khi F-4 ra đời, chỉ nhằm phá vỡ và thiết lập một vài kỷ lục tốc độ của máy bay phản lực, mặc dù hệ thống cài đặt vào F-4 đời đầu rất cơ bản và thô sơ so với những gì General Dynamics muốn làm trên F-4X.
Thiết lập PCC mới cho F-4X một màn "sương mù" nước vào động cơ, ngăn ngừa sự tích tụ hơi ẩm bên trong. Để tận dụng tối đa PCC, cửa hút gió được thiết kế lại với họng lớn hơn, cải thiện luồng không khí di chuyển vào buồng máy nén.
Để quản lý luồng khí một cách hiệu quả, các tấm xẻ dòng đã được lắp đặt cũng như bổ sung máy tạo luồng xoáy cho động cơ J79. Kết quả cuối cùng là một chiếc F-4 có thể bay ở tốc độ Mach 3 và vận tốc hành trình trên Mach 2,4. Đây là chiến đấu cơ nhanh nhất từng được chế tạo. 
Vì sao dự án biến F-4 thành trinh sát cơ tốc độ Mach 3 chết yểu? - Ảnh 1.
Những cải tiến chính của RF-4X từ F-4E
Nguyên nhân chính khiến dự án RF-4X bị "chết yểu"
Không quân Mỹ nhanh chóng từ bỏ khái niệm này, có thể là do sự xuất hiện của chiếc F-15A. Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ lại có một lo lắng khác ở trong tâm trí.
Thời điểm đó, SR-71 (máy bay do thám nhanh nhất của Mỹ) cho khả năng thu thập tin tức tuyệt vời và bất khả xâm phạm. Với khách hàng nước ngoài, ngay cả những đồng minh thân cận, việc sở hữu và vận hành một chiếc phản lực mạnh mẽ F-4X sẽ tiềm ẩn không ít rủi ro.
Tình báo Liên Xô có thể sẽ thu thập thông tin về F-4X để phân tích và chế tạo tổ hợp tên lửa đủ sức bắn hạ SR-71, cản trở nghiêm trọng chương trình thu thập tình báo của Không quân Mỹ/CIA. Chính phủ Mỹ ngay lập tức cấm xuất khẩu loại máy bay phản lực này.
Làm việc một cách nhanh chóng, General Dynamics loại bỏ hệ thống vũ khí cùng giá treo của F-4X. Thay vì nhận vai trò máy bay tiêm kích, nó sẽ được trang bị camera HIAC-1 LOROP lắp trong mũi, đây chính là RF-4X. Mặc dù không đáp ứng mọi yêu cầu của Israel nhưng nó vẫn phù hợp cho mục đích trinh sát của họ.
Vì sao dự án biến F-4 thành trinh sát cơ tốc độ Mach 3 chết yểu? - Ảnh 2.
Chiếc F-4E sửa đổi thành mô hình tỷ lệ thật cho RF-4X
Sau khi bảo vệ hợp đồng giúp Israel mua sắm RF-4X trong năm 1974, Không quân Israel (IAF) mượn một chiếc F-4E của General Dynamics (c/n 69-7576) để làm việc với mô hình tỷ lệ thật, sau đó là nguyên mẫu thử nhiệm RF-4X.
Công việc bắt đầu trong tháng 11, ngay sau khi máy bay được giao và tiến hành thử nghiệm vào các năm tiếp theo. Bìa các tông, giấy bồi được sử dụng để mô phỏng kiến trúc cửa hút khí mới cũng như các thùng nước PCC lớn hai bên thân. Mũi chiếc F-4E này cũng được kéo dài để chứa camera HIAC-1.
IAF muốn General Dynamics chế tạo hệ thống PCC càng sớm càng tốt vì nhu cầu rất cấp bách. Tuy nhiên, các kỹ sư phát hiện ra rằng họ cần thời gian nhiều hơn dự kiến.
Sau khi Mỹ rút khỏi dự án RF-4X, chương trình đã bị hủy, Israel không thể độc lập hoàn thành công việc. Chiếc F-4 Phantom II nhanh nhất trong lịch sử đã chết, nó không bao giờ được bay, thậm chí chưa vượt qua giai đoạn mô hình. 

Thách thức ưu thế kiểm soát bầu trời của Mỹ và phương Tây

Thách thức ưu thế kiểm soát bầu trời của Mỹ và phương Tây

Với nhiều tính năng độc đáo, PAK FA được đánh giá là đối thủ xứng tầm với các dòng máy bay chiến đấu của Mỹ và phương Tây. Ảnh: Russianplanes.net

Giới chức quân sự Mỹ và phương Tây gần đây đang lên tiếng cảnh báo về năng lực quân sự ngày càng mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc.

Trong đó, năng lực hàng không quân sự của Nga và Trung Quốc có những tiến bộ vượt bậc và đủ khả năng thách thức ưu thế hiện là tuyệt đối của không quân Mỹ và các quốc gia đồng minhphương Tây.
Nhiều học giả quân sự phương Tây cùng chung nhận định, cả Nga và Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh không quân và phát triển các hệ thống phòng không tinh vi, có tính đối trọng cao.
"Trong suốt hai thập kỷ qua, các đơn vị không quân của Mỹ và đồng minh đã nắm ưu thế tuyệt đối trên bầu trời. Nga và Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều nhằm phá vỡ ưu thế tuyệt đối đó.
Một cuộc chạy đua vũ trang mới đang được khởi động", chuyên gia cao cấp về lĩnh vực hàng không, vũ trụ thuộc Tạp chí The Wall Street Journal, Robert Wall nhận định trong một bài viết mới đây.
Nhận định trên cũng nhận được sự đồng thuận của Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng David Goldfein. Trong buổi thuyết trình trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 6-2016, khi được hỏi về những thách thức lớn mà Không quân Mỹ có thể phải đương đầu, ông này đã tuyên bố:
"Thách thức lớn nhất của Không quân Mỹ là sự nổi lên của các đối thủ xứng tầm với tiềm lực tài chính và khoa học mạnh mẽ không kém gì nước Mỹ. Họ đang thách thức ưu thế kiểm soát bầu trời của chúng ta".
Theo lời ông D. Goldfein, để giải quyết vấn đề trên, Không quân Mỹ cần các nền tàng kỹ thuật hàng không quân sự mới như chương trình máy bay chiến đấu F-35, máy bay ném bom tàng hình B-21. Chúng sẽ đảm bảo ưu thế của Mỹ trước các đối thủ tiềm năng.
Thách thức ưu thế kiểm soát bầu trời của Mỹ và phương Tây - Ảnh 1.
Nguyên mẫu máy bay thế hệ thứ 5 FC-31 của Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Ông này nhận định, khoảng cách về công nghệ hàng không quân sự giữa Mỹ và Nga, Trung Quốc đã bị thu hẹp lại đáng kể. Tư lệnh Không quân Mỹ đặc biệt lưu ý việc Không quân Nga bắt đầu trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA từ năm 2018.
"Đó là một chiếc máy bay trang bị hai động cơ cực kỳ linh động trên không. Với trang bị điện tử trên khoang tinh vi, nó có thể phát hiện ra mục tiêu cách đó nhiều dặm", tướng D. Goldfein nói.
Cùng với nhận định của tướng D. Goldfein, giới chức quân sự quân sự phương Tây cũng ấn tượng mạnh trước "các màn biểu diễn" của máy bay tiêm kích-bom Su-34 và máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Nga tham chiến tại Syria mới đây.
Cùng với Nga, Trung Quốc trong nhiều năm gần đây cũng đang nỗ lực rút ngắn khoảng cách công nghệ với phương Tây. Trung Quốc đang rất kỳ vọng vào chương trình J-20, dòng máy bay thế hệ thứ 5 có nhiều điểm giống với máy bay F-22 Raptor của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thêm một chương trình phát triển máy bay mới là FC-31 với tính năng tương đương máy bay F-35 của Mỹ. Tạp chí Mỹ The National Interest đánh giá, Trung Quốc có thể đưa FC-31 vào hoạt động từ năm 2022.
Năng lực không quân của Nga và Trung Quốc mới chỉ là 50% "điều đáng lo ngại" của Mỹ và phương Tây. 50% còn lại chính là năng lực phát triển các tổ hợp vũ khí phòng không tinh vi, có phần vượt trội so với đối thủ đến từ phương Tây.
Thách thức ưu thế kiểm soát bầu trời của Mỹ và phương Tây - Ảnh 2.
S-400 Triumph với tầm bắn tới 400km hiện chưa có đối thủ xứng tầm đến từ Mỹ và phương Tây. Ảnh: RIAN
"Cả Nga và Trung Quốc đang ngày càng sở hữu nhiều tổ hợp vũ khí phòng không tinh vi hơn. Ví dụ cụ thể nhất cho vấn đề này là việc Nga đưa vào sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph với tầm bắn tới 400km, gấp đôi so với tổ hợp tên lửa S-300 trước đó", chuyên gia R. Wall nhận định.
Để đối phó, Mỹ và phương Tây đã tập trung phát triển một loạt vũ khí tấn công tầm xa, đặc biệt là các loại tên lửa không đối đất có khả năng phóng ngoài ô phòng không của đối phương. Tuy nhiên, hiệu quả tác chiến của các tổ hợp vũ khí hiện đại này còn cần nhiều thời gian để kiểm chứng.
Một số nguồn tin còn cho biết thêm, Mỹ và các quốc gia NATO đang tính tới khả năng hợp tác phát triển nền tảng máy bay chiến đấu thế hệ mới giúp đảm bảo ưu thế kiếm soát bầu trời của khối này.

Báo Mỹ: Trung Quốc ồ ạt triển khai "vũ khí bí mật" ở biển Đông

Báo Mỹ: Trung Quốc ồ ạt triển khai "vũ khí bí mật" ở biển Đông

Tàu khu trục mang tên lửa Hải Khẩu, khinh hạm trang bị tên lửa Nhạc Dương và tàu hậu cần Thiên Đảo Hồ của Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC năm 2014. Ảnh: Xinhua.

Truyền thông Mỹ cho rằng điều rất đáng lo ngại là gần đây ngoài những lực lượng trực tiếp hiện diện, Trung Quốc còn ồ ạt triển khai một thứ "vũ khí bí mật" ở Biển Đông.

Các hoạt động của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc (hải cảnh) hoạt động ở Biển Đông thường thu hút nhiều mối quan tâm. Nhưng truyền thông Mỹ cho rằng còn có điều đáng lo ngại hơn thế, một lực lượng được cho là "vũ khí bí mật" của Trung Quốc: Dân quân biển.
Ngày 24/09, trong bài phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Giáo sư Học viện chiến tranh hải quân Mỹ, Andrew Erickson cho biết, tại Biển Đông, Trung Quốc hiện có ba lực lượng vũ trang đang hiện diện gồm:
"Tàu chiến màu xám của ​​hải quân, tàu màu trắng của hải cảnh và tàu xanh của lực lượng dân quân biển. Chắc chắn lực lượng hải quân sẽ có tính uy hiếp lớn và có thể dễ dàng dẫn đến leo thang xung đột, do đó, việc triển khai các tàu chiến được Trung Quốc hạn chế hơn".
Hải cảnh và các lực lượng chấp pháp khác luôn là sự lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc khi triển khai ở Biển Đông chứ không phải các tàu hải quân. Từ năm 2010 đến năm 2016, có đến 71% các tranh chấp trên biển liên quan đến các tàu hải cảnh Trung Quốc.
Báo Mỹ: Trung Quốc ồ ạt triển khai vũ khí bí mật ở biển Đông - Ảnh 1.
Tàu cá Trung Quốc bao vây tàu cảnh sát biển Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Mối lo ngại của Erickson tập trung vào lực lượng dân quân trên biển. Chuyên gia này cho rằng, dân quân biển được Trung Quốc coi là lực lượng hải quân thứ ba, hoạt động dựa trên danh nghĩa các tổ chức bán quân sự ở tiền tuyến bằng các hành động dưới dạng phi quân sự.
Những tàu loại này thường giả dạng thành tàu cá nhưng thường không hoặc rất ít thực hiện các hoạt động đánh bắt hải sản.
Erickson nhấn mạnh rằng "những tàu cá giả dạng này là các tổ chức dân quân được chính phủ Trung Quốc thiết lập và hoạt động của chúng được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của quân đội."
Bài báo chỉ ra rằng các tàu dân quân Trung Quốc đã tham gia vào rất nhiều hoạt động. Trong năm 2009, các tàu dân quân xuất hiện cùng với lực lượng khác của Trung Quốc, "quấy rối" các tàu ​​do thám Mỹ.
Trong năm 2011, lực lượng này đã ngăn cản trái phép tàu khảo sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền hợp pháp của mình. Năm 2012, dân quân biển Trung Quốc tham gia vào các hành động gây rối ở bãi cạn Scarborough.
Trong năm 2014, lực lượng này tham gia hỗ trợ các tàu Trung Quốc gây hấn nhằm bảo vệ giàn khoan triển khai trái phép trong vùng biển Việt Nam. Năm 2015, các tàu dân quân biển Trung Quốc tham gia xua đuổi tàu chiến "Larsen" của Mỹ đang trong quá trình thực hiện sứ mệnh tuần tra đảm bảo "tự do hàng hải".
Báo Mỹ: Trung Quốc ồ ạt triển khai vũ khí bí mật ở biển Đông - Ảnh 2.
Đội tàu của dân quân biển Trung Quốc ở cảng Baimajing, đảo Hải Nam ngày 7.4.2016. Ảnh: Reuters.
Erickson nói, Trung Quốc thông qua sự phát triển của lực lượng dân quân biển, đã làm nổi lên một "làn sóng mới đáng quan ngại".
Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông một số tàu lớn loại mới cho lực lượng dân quân trên biển. Đây là các tàu vỏ thép được gia cố để tăng khả năng đâm húc, ngoài ra một số tàu loại này còn được lắp đặt vòi rồng.
Những đặc điểm này thẳng thắn mà nói thì hoàn toàn không phải là bình thường, bởi lẽ khi đâm húc và kết hợp với vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá của nước khác sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Erickson cho rằng, sự tham gia của dân quân biển Trung Quốc đánh dấu quá trình nước này thực thi học thuyết quân sự hóa Biển Đông.
Mặc dù đang tập trung vào chiến lược "trở lại châu Á-Thái Bình Dương", cố gắng để hạn chế mối đe dọa và uy hiếp từ Trung Quốc, nhưng bản thân Mỹ vẫn chưa có biện pháp để đối phó với "lực lượng trên biển thứ ba" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Erickson cho biết các quan chức Mỹ cần phải vạch mặt bản chất và hành động của lực lượng này, "nếu chúng ta thờ ơ không quan tâm, lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc có thể đánh lừa thế giới bên ngoài", Erickson nói.
Ông cũng yêu cầu chính phủ Mỹ cần phải tuyên bố công khai lực lượng dân quân biển của Trung Quốc là "tổ chức bán quân sự".
Đồng thời, Mỹ cũng nên chia sẻ thông tin tình báo có liên quan với các nước chịu ảnh hưởng cũng như bị tác động bởi lực lượng này.
Mỹ cũng phải rõ ràng rằng lực lượng dân quân có vũ trang trên biển này nhiều lần bỏ qua cảnh báo của chiến hạm Mỹ và Mỹ nên có biện pháp đối phó tương ứng.

Nhận F-35 và cách đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc của Nhật

Nhận F-35 và cách đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc của Nhật

Theo Sputnik, Nhật Bản đã có trong tay máy bay F-35 đầu tiên. Buổi lễ tiếp nhận được tổ chức tại bang Texas (Mỹ).

Thần tốc trang bị
Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận diễn ra ở bang Texas (Mỹ) hôm 23/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Wakamiya đánh giá rất cao loại máy bay F-35A, bà cho rằng với khả năng bị phát hiện thấp cũng như hệ thống vũ khí tiên tiến đây là một trong những cỗ máy trên không hiện đại nhất.
Bà Wakamiya cho biết với tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản đã diễn biến phức tạp, F-35A với sự xuất sắc của nó rất quan trọng trong nền quốc phòng của Tokyo. Được biết, Nhật Bản đã đặt mua tổng cộng 42 chiếc F-35A từ năm 2011 để thay thế phi đội 80 chiếc F-4 Fantom đã 50 tuổi của mình.
Thương vụ này còn bao gồm xây dựng nhà máy lắp ráp tại Nhật Bản, đồng thời cung cấp dịch vụ duy tu bảo dưỡng và đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng cho phía Nhật Bản.
Theo thỏa thuận, lô đầu tiên 4 chiếc F-35A từ AX-1 cho đến AX-4 sẽ được lắp ráp tại cơ sở sản xuất và lắp ráp Fort Worth của Công ty Lockheed Martin, còn 38 chiếc tiếp theo sẽ do cơ sở kiểm nghiệm và hoàn thiện của Công ty Mitsubishi Nhật Bản sản xuất.
 Nhận F-35 và cách đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc của Nhật  - Ảnh 1.
Nhật Bản tiếp nhận chiếc F-35A đầu tiên
Việc Nhật được tiếp nhận chiếc F-35 đầu tiên được coi là quyết định thần tốc của Mỹ bởi theo thông tin được Lockheed Martin công bố, nhà sản xuất này bắt đầu sản xuất F-35A phiên bản Nhật được định danh là AX-1 từ tháng 4/2016.
Tập đoàn Lockheed Martin đã bắt đầu rắp ráp lô đầu tiên gồm 4 chiếc máy bay chiến đấu F-35A cho Không quân Nhật Bản. Lô máy bay này được đặt tên là AX-1 sẽ được xuất xưởng toàn bộ trước khi kết thúc tháng 9/2016.
Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, AX-1 sẽ được chuyển đến căn cứ không quân Luke nằm ở tiểu bang Arizona, miền Tây nước Mỹ. Căn cứ này là trung tâm huấn luyện chủ yếu của phi công lái máy bay F-35A Mỹ và các nước khác.
Tại đây, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu F-35A cho phía Nhật Bản.
Cách Nhật đánh chìm tàu sân bay Trung Quốc
Ngay trước khi Nhật Bản được tiếp nhận chiếc F-35 đầu tiên, tờ Đa Chiều (báo tiếng Hoa tại Mỹ) nhận định về chiến thuật dùng tiêm kích thế hệ 5 này để đối phó với tàu sân bay Trung Quốc, F-35 của Nhật có thể bay siêu thấp rồi vọt qua đường chân trời phóng tên lửa chống hạm, cách đánh này dễ dàng hạ tàu sân bay.
Theo tờ báo này, hiện nay, dù là tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ hay tàu khu trục lớp 052D của Trung Quốc đều phải đối mặt với hạn chế tạo bởi độ cong của Trái Đất. Trong khi đó, tiêm kích F-35 có thể bay ở tầm siêu thấp rồi nhanh chóng vọt qua đường chân trời phóng tên lửa chống hạm trước khi quay trở lại bay ở độ cao dưới đường chân trời.
Đây chính là vùng mù mà radar trên tàu khu trục không thể phát hiện được, giúp F-35 chiếm ưu thế tác chiến khi làm nhiệm vụ tấn công tàu sân bay. Bằng cách đánh này, tàu sân bay Trung Quốc không có cách nào để thoát khỏi đòn tấn công của Nhật Bản.
Lý do để F-35 có thể tận dụng lợi thế Đường chân trời theo lý giải của Đa Chiều, trong 10 năm tới, tàu sân bay của Trung Quốc khó có thể được trang bị máy bay chiến đấu tàng hình hay máy bay cảnh báo sớm. Ngay cả việc cải tiến chiến đấu cơ tàng hình J-20 để phù hợp với việc tác chiến từ tàu sân bay cũng chưa biết khi nào mới có thể hoàn thành.
Tận dụng điểm yếu này, Không quân Phòng vệ Nhật Bản đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Bởi một khi tiến vào Thái Bình Dương mà không có sự bảo vệ của J-20 hay được máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ, tàu sân bay Trung Quốc sẽ lộ rõ điểm yếu cả trong phòng thủ lẫn tấn công.
Theo Đa Chiều, khi so với những loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hay J-20, tính năng không chiến của F-35 không nổi trội. Nhưng nếu tiến vào Thái Bình Dương mà chỉ có sự yểm trợ của các tàu hộ vệ, khu trục tên lửa, tàu sân bay Trung Quốc sẽ không thể nào chống đỡ được đòn tấn công của F-35.
Ngoài dùng F-35, theo trang Want Daily, với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ, Nhật Bản có thể tấn công đánh chìm tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc một cách dễ dàng.

Chiếc xe tăng Mỹ - Trung hợp tác sản xuất có gì đặc biệt?

Chiếc xe tăng Mỹ - Trung hợp tác sản xuất có gì đặc biệt?

Xe tăng chiến đấu chủ lực Jaguar là dự án hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc, được thực hiện trong thập niên 1980 nhằm mục đích hiện đại hóa các biến thể của Type 59.

Trong những năm 1970, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đã có sự thay đổi ngoạn mục, chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại nhằm ổn định cán cân quyền lực toàn cầu, tạo ra đối trọng với Liên Xô, cũng như tăng cường vị thế của Bắc Kinh trên trường thế giới.
Như một điều tất yếu, hợp tác quân sự giữa hai cường quốc cũng được thiết lập, trong đó Mỹ đồng ý chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự quan trọng mà xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Jaguar là một trong những di sản của thời kỳ này.
Chiếc xe tăng Mỹ - Trung hợp tác sản xuất có gì đặc biệt? - Ảnh 1.
Nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Jaguar
Quá trình nghiên cứu xe tăng Jaguar diễn ra giữa thập niên 1980, nguyên mẫu đầu tiên được giới thiệu vào năm 1988, hai nhà phát triển chính là Cadillac Gage (Mỹ) cùng với Tổng Công ty Máy và Thiết bị Xuất Nhập khẩu Trung Quốc.
Theo dự kiến Jaguar sẽ hoàn thiện trong năm 1989 nhưng sự kiện Thiên An Môn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án, giữa Mỹ và Trung Quốc không còn tiếng nói chung. Sau đó Bắc Kinh tỏ ra chẳng còn thiết tha với chiếc MBT này nữa.
Không nản lòng, Cadillac Gage vẫn tiếp tục công việc một mình bằng việc kết hợp giữa thân xe và tháp pháo mới trong tháng 10/1989.
Chiếc xe tăng Mỹ - Trung hợp tác sản xuất có gì đặc biệt? - Ảnh 2.
Jaguar là sự kết hợp giữa tháp pháo phương Tây trên khung gầm xe tăng Type 59
Xe tăng Jaguar sử dụng khung gầm cải tiến của Type 59 (phiên bản T-54 sản xuất tại Trung Quốc) kết hợp với tháp pháo mang đậm chất phương Tây, nó có trọng lượng 41,7 tấn; chiều dài 9,6 m (pháo quay về phía trước); chiều rộng 3,13 m; chiều cao 2,62 m; kíp chiến đấu 4 người.
Động cơ V-12 nguyên bản đã được Cadillac Gage thay thế bằng loại Detroit Diesel 8V-92TA diesel công suất 750 mã lực cùng hộp số tự động Allison XTG-411 với 4 số tiến và 2 số lùi. Hệ thống treo của Jaguar tương tự như Type 59, chúng sử dụng chung dải xích tiêu chuẩn nhưng bánh tỳ và thanh xoắn là loại khác.
Tốc độ tối đa của Jaguar đạt 55 km/h trên đường tốt; tầm hoạt động 540 km; leo được dốc 60%; đi trên mặt phẳng nghiêng 30%; vượt vật cản cao 0,8 m; vượt hào rộng 2,7 m; lội nước sâu 1,4 m khi không chuẩn bị hoặc 4,5 m nếu lắp thêm ống thở.
Vũ khí của chiếc MBT này bao gồm pháo chính nòng xoắn M68 cỡ 105 mm được ổn định hai mặt phẳng với cơ số 34 viên đạn, bên cạnh đó là 1 súng máy đồng trục 7,62 mm (3.500 viên đạn) cùng 1 súng máy hạng nặng M2HB (600 viên đạn) lắp trên tháp pháo, đi kèm 8 ống phóng đạn khói ngụy trang.
Khả năng bảo vệ của Jaguar tốt hơn Type 59 nguyên bản rất nhiều, nó có thể lắp bổ sung giáp phản ứng nổ (ERA) khi cần thiết, ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống chữa cháy tự động và phòng chống vũ khí xạ - sinh - hóa (NBC).
Những thiết bị thế hệ mới mà nổi bật là kính ngắm nhiệt thụ động, đo xa laser, máy tính kỹ thuật số, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến... giúp cho Jaguar có khả năng tiêu diệt mục tiêu chuyển động ngay từ phát bắn đầu tiên với xác suất rất cao.
Mặc dù được đánh giá thành công nhưng đáng tiếc Jaguar lại không có đơn đặt hàng do sự dư thừa xe tăng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cũng như sự hoài nghi về vai trò của phương tiện này trong chiến tranh hiện đại, chỉ có duy nhất 2 nguyên mẫu thử nghiệm hoàn thành.
Tuy vậy dự án Jaguar không hoàn toàn vô nghĩa, nhiều công nghệ áp dụng trên nó sau này được chuyển sang xe tăng hạng nhẹ Stingray - một sản phẩm khác của Caddilac Gage.