Israel đã phóng 2 quả tên lửa từ hệ thống PAC-2 Patriot nhằm bắn hạ UAV Nga, nhưng 1 lần nữa chúng lại không hoạt động như quảng cáo, bắn hụt mục tiêu.
PAC-2 Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng thế hệ thứ ba (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.
Patriot được thiết kế để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến Mach 5, tương đương tốc độ 6.125 km mỗi giờ.
Được phát triển từ năm 1964, chương trình phát triển tên lửa phòng không hiện đại Patriot bắt đầu với cái tên chương trình AADS-70S (Army Air Defense System for the 1970s), rồi SAM-D (Surface to Air Missile Development).
Tháng 5/1967, công ty Raytheon chính thức được chọn sản xuất hệ thóng tên lửa này. SAM-D được hoàn thành và bắn thử lần đầu vào năm 1969 và chính thức mang tên Patriot từ ngày 21/5/1976. Patriot được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1982 và đưa vào trang bị cho Quân đội đội Mỹ năm 1985.
Sứ mệnh bảo vệ vùng trời…
Chịu trách nhiệm điều khiển và kiểm soát toàn bộ khả năng tác chiến của tổ hợp Patriot là xe chỉ huy AN/MSQ-104 với các thiết bị liên lạc, máy tính dữ liệu thiết bị đầu cuối và một số phụ kiện khác.
Patriot được trang bị radar đa chức năng AN/MPQ-53 với đường kính 2,44m, hệ thống radar này được đặt trên xe hai cầu do xe M818 kéo, nên có khả năng cơ động cao.
Chúng có thể cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ như săn tìm, phát hiện, nhận biết, bám đuổi, chiếu xạ vào mục tiêu, dẫn tên lửa và đối kháng điện tử,..
Số mục tiêu có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh, có thể bám sát 8 mục tiêu trong số đó và dẫn đường cho 3 quả tên lửa, chặn đánh ba mục tiêu khác nhau.
Các mục tiêu trên không thông thường khó lọt qua cặp mắt của nó. Một chức năng nổi bật của radar là có thể chuyển đổi tín hiệu sang dạng kỹ thuật số, cho phép sử dụng máy tính để kiểm soát chế độ hoạt động.
Ngoài ra, còn có vệ tinh trinh sát vũ trụ và máy bay cảnh báo sớm trên không cung cấp các tin tình báo, giúp nó càng nhánh chóng bắt trúng mục tiêu, tiến hành đánh chặn.
Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3 với tổng toàn bộ thời gian vận hành từ khâu lắp đặt cho tới lúc khai hoả chỉ mất 45 phút.
Tên lửa Patriot PAC-2 dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m, sử dụng động cơ hỏa tiễn dùng nhiên liệu rắn có năng lượng cao, tốc độ bay nhanh, hơn nữa thiết bị vũ khí hoàn hảo, phạm vi tấn công rộng lớn, khả năng tác chiến mạnh.
Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.
Tốc độ bay nhanh nhất của tên lửa cao gấp 5 - 6 lần tốc độ âm thanh, trên thế giới lúc bấy giờ chỉ có tên lửa S-300 của Liên Xô (cũ) có thể sánh ngang với nó, còn các loại tên lửa đất đối không khác đều không thể sánh ngang với nó.
Bán kính tác chiến lớn nhất từ 80 - 100 km, nhỏ nhất là 3 km; độ cao tác chiến cao nhất là 24 km, thấp nhất là 300 m; tên lửa được lắp đầu đạn chứa 90 kg thuốc nổ mạnh hoặc đầu đạn hạt nhân, bán kính sát thương 20 m.
Các tên lửa được bố trí trên bệ phóng M901 được đặt trên khung xe moóc M860 và di chuyển bằng xe kéo chuyên dụng, có khả năng cơ động cao.
Mỗi xe phóng mang 4 tên lửa Patriot PAC-2 hoặc 16 tên lửa Patriot PAC-3 sẵn sàng phóng đi, phương vị của bệ phóng có thể quay 1800, khi tác chiến có thể vươn cao 380. Hệ thống tự động hóa cao, phản ứng nhanh.
Khi tác chiến, các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 trên dải sóng VHF với khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.
Tuy nhiên, bệ phóng này vẫn phải xoay theo hướng mục tiêu, nên kéo dài thời gian sẵn sàng chiến đấu, không thuận lợi như việc phóng thẳng đứng của S-300, S-400 của Nga và HQ-09 của Trung Quốc.
Tên lửa Patriot sử dụng phương thức dẫn tổng hợp với độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu mạnh.
Sau khi tên lửa được phóng đi, gia đoạn đầu tên lửa vẫn bay theo chương trình đã lập sẵn, giai đoạn giữa tên lửa bay theo chỉ lệnh của radar.
Giai đoạn cuối tên lửa theo sóng radar được mục tiêu phản xạ trở lại để chủ động tìm mục tiêu và xác định một cách chính xác sai số góc đối nhau giữa tên lửa với mục tiêu rồi cung cấp cho radar mặt đất.
Sau khi radar mặt đất xử lý xong sẽ chỉ lệnh điều khiển truyền lên cho tên lửa, điều khiển tên lửa bay theo hướng mục tiêu. Vì thế khi bị gây nhiễu, độ bắn chính xác của tên lửa cũng không bị ảnh hưởng gì.
Hiện nay, hệ thống tên lửa Patriot là hệ thống tên tên lửa không đối không tầm trung, tầm xa chuẩn mực của Quân đội Mỹ và khối NATO trong thế kỷ 21.
… hiệu suất không tương xứng
Ra đời từ những năm 80 của thế kỉ 20, nhưng những gì PAC-2 làm được lại gây thất vọng lớn đối với Lầu Năm Góc và đồng minh.
Trận đánh "thử lửa" đầu tiên của hệ thống tên lửa Patriot là trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh.
Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq. Patriot PAC-2 được cho là đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel.
Tuy nhiên, ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud đã bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.
Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.
Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên bệ phóng của Patriot lại quay về hướng không có mục tiêu.
Nỗi thất vọng về PAC-2 tiếp tục kéo dài khi gần đây Israel phát hiện máy bay không người lái (UAV) của Nga bay lạc từ Syria sang lãnh thổ của mình.
Phía Israel đã phóng 2 quả tên lửa từ hệ thống PAC-2 nhằm bắn hạ UAV, nhưng 1 lần nữa PAC-2 lại không hoạt động như những gì được quảng cáo, 2 quả tên lửa bắn hụt mục tiêu, chiếc UAV của Nga lại bay về căn cứ như chưa từng bị "bắn hạ".
Điểm sáng trong quá trình hoạt động
Trong cuộc chiến Vùng Vịnh 2003, PAC-2 Patriot ra trận lần thứ hai. Các báo cáo kết quả sau chiến tranh cho thấy Patriot đã hoạt động rất hiệu quả trong việc bắn chặn được ít nhất 8 tên lửa đạn đạo chiến thuật (TBM - Tactical Ballistic Missile) của Iraq.
Đồng thời các tổ hợp tên lửa này còn bắn chặn được tất cả 11 TBM Iraq bay về phía các căn cứ quân sự lực lượng đồng minh NATO. Hai loại TBM của Iraq là Al Samoud-2 và Ababil-100, đều bị Patriot vô hiệu hoá hoàn toàn.
Patriot được Mỹ bán cho nhiều quốc gia trên thế giới và chủ yếu là những quốc gia được xem là đồng minh thân cận cận của Washington như Anh, Nhật, Đức, Israel, Hàn Quốc…
Ngày nay, các hệ thống PAC-2 đều đã được nâng cấp lên chuẩn PAC-3 nhằm đáp ứng điều kiện chiến tranh hiện đại, cũng như khắc phục các điểm yếu trong quá trình chiến đấu thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét