Xe tăng T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc duyệt binh
Campuchia được cho là đang có trong biên chế khoảng 90 xe tăng chiến đấu chủ lực T-55AM2/AM2BP nhập khẩu từ Ba Lan và Cộng hòa Czech giai đoạn giữa thập niên 1990.
T-55AM2 là gói nâng cấp được một số quốc gia Đông Âu thực hiện nhằm mục đích mang lại sức sống mới cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 đã lạc hậu với chi phí ở mức chấp nhận được.
Cụ thể, xe tăng T-55AM2 giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm nhưng bổ sung ốp bọc cách nhiệt nhằm giảm sự cong vênh nòng, tích hợp với thiết bị ngắm quang điện giúp cho việc tác xạ nhanh và chính xác hơn.
Điểm nổi bật của T-55AM2 về ngoại hình đó là hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo với máy tính đường đạn, đo xa laser đặt ở phía trên gốc pháo chính và cảm biến đo tốc độ gió ở cột lắp sau nóc tháp pháo.
Xe còn được trang bị các tấm giáp phụ hình bán nguyệt quanh tháp pháo, phía trước và hai bên hông, cũng như có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ để chống lại đạn xuyên lõm hay tên lửa chống tăng. Khả năng bảo vệ của T-55AM2 được đánh giá cao hơn 140% so với nguyên bản.
Ngoài ra T-55AM2 còn có tổng cộng 16 ống phóng đạn khói ngụy trang để đối phó với các khí tài ngắm bắn quang học của đối phương. Súng máy hạng nặng DShK cỡ 12,7 mm được giữ lại và vẫn yêu cầu xạ thủ phải chui ra ngoài để bắn.
Sau nâng cấp, khối lượng của xe tăng lên tới 38 tấn nên động cơ phải được thay mới bằng loại công suất 610 mã lực.
Tuy nhiên quan sát các xe tăng T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc diễu binh thì dễ dàng nhận ra chúng chỉ được nâng cấp duy nhất hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo; giáp phụ, cảm biến khí tượng hay ống phóng đạn khói ngụy trang không được tích hợp.
Bên cạnh đó, T-55AM2 của Campuchia cũng được cho là không có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, dẫn đến năng lực chiến đấu thực sự không cao hơn bao nhiêu so với bản gốc.
Trong khi đó T-55M3 của Việt Nam lại thay pháo D-10T2S 100 mm cũ bằng pháo nòng xoắn 105 mm M68 có ốp cách nhiệt của Israel. Pháo M68 đã giảm được độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn.
Pháo M68 bắn được các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M246 và đạn xuyên lõm M456 (có khả năng thâm nhập hơn 450 mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000 m); đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM và đặc biệt là tên lửa chống tăng LAHAT.
Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối Soltam 60 mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo được điều khiển bắn từ bên trong.
T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450 mm RHA, hình dáng nghiêng của những tấm giáp phụ ốp quanh tháp pháo có tác dụng bảo vệ tốt hơn kiểu giáp bán nguyệt trên T-55AM2.
Ngoài ra xe còn tiến hành thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng tối tân MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.
Gần đây trên diễn đàn Otofun đã xuất hiện bức ảnh chụp một biến thể hiện đại hóa khác của xe tăng T-55 Việt Nam đang được vận chuyển trên đường, so với T-55M3 thì mẫu này vẫn giữ lại pháo chính 100 mm.
Trong trường hợp quyết định giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S và chỉ bổ sung ốp bọc cách nhiệt như trên thì với giáp phụ tiên tiến, các cảm biến tối tân cùng khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng vẫn sẽ giúp T-55 nâng cấp của Việt Nam vượt trội hoàn toàn T-55AM2 của Campuchia.
T-55AM2 là gói nâng cấp được một số quốc gia Đông Âu thực hiện nhằm mục đích mang lại sức sống mới cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 đã lạc hậu với chi phí ở mức chấp nhận được.
Cụ thể, xe tăng T-55AM2 giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm nhưng bổ sung ốp bọc cách nhiệt nhằm giảm sự cong vênh nòng, tích hợp với thiết bị ngắm quang điện giúp cho việc tác xạ nhanh và chính xác hơn.
Điểm nổi bật của T-55AM2 về ngoại hình đó là hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo với máy tính đường đạn, đo xa laser đặt ở phía trên gốc pháo chính và cảm biến đo tốc độ gió ở cột lắp sau nóc tháp pháo.
Xe còn được trang bị các tấm giáp phụ hình bán nguyệt quanh tháp pháo, phía trước và hai bên hông, cũng như có thể lắp thêm giáp phản ứng nổ để chống lại đạn xuyên lõm hay tên lửa chống tăng. Khả năng bảo vệ của T-55AM2 được đánh giá cao hơn 140% so với nguyên bản.
Ngoài ra T-55AM2 còn có tổng cộng 16 ống phóng đạn khói ngụy trang để đối phó với các khí tài ngắm bắn quang học của đối phương. Súng máy hạng nặng DShK cỡ 12,7 mm được giữ lại và vẫn yêu cầu xạ thủ phải chui ra ngoài để bắn.
Sau nâng cấp, khối lượng của xe tăng lên tới 38 tấn nên động cơ phải được thay mới bằng loại công suất 610 mã lực.
Tuy nhiên quan sát các xe tăng T-55AM2 của Campuchia trong một cuộc diễu binh thì dễ dàng nhận ra chúng chỉ được nâng cấp duy nhất hệ thống điều khiển hỏa lực Kladivo; giáp phụ, cảm biến khí tượng hay ống phóng đạn khói ngụy trang không được tích hợp.
Bên cạnh đó, T-55AM2 của Campuchia cũng được cho là không có khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng, dẫn đến năng lực chiến đấu thực sự không cao hơn bao nhiêu so với bản gốc.
Trong khi đó T-55M3 của Việt Nam lại thay pháo D-10T2S 100 mm cũ bằng pháo nòng xoắn 105 mm M68 có ốp cách nhiệt của Israel. Pháo M68 đã giảm được độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn.
Pháo M68 bắn được các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M246 và đạn xuyên lõm M456 (có khả năng thâm nhập hơn 450 mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000 m); đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM và đặc biệt là tên lửa chống tăng LAHAT.
Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối Soltam 60 mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7 mm do Việt Nam chế tạo được điều khiển bắn từ bên trong.
T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450 mm RHA, hình dáng nghiêng của những tấm giáp phụ ốp quanh tháp pháo có tác dụng bảo vệ tốt hơn kiểu giáp bán nguyệt trên T-55AM2.
Ngoài ra xe còn tiến hành thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng tối tân MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.
Gần đây trên diễn đàn Otofun đã xuất hiện bức ảnh chụp một biến thể hiện đại hóa khác của xe tăng T-55 Việt Nam đang được vận chuyển trên đường, so với T-55M3 thì mẫu này vẫn giữ lại pháo chính 100 mm.
Trong trường hợp quyết định giữ lại pháo nòng xoắn D-10T2S và chỉ bổ sung ốp bọc cách nhiệt như trên thì với giáp phụ tiên tiến, các cảm biến tối tân cùng khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng vẫn sẽ giúp T-55 nâng cấp của Việt Nam vượt trội hoàn toàn T-55AM2 của Campuchia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét