Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Đằng sau các cuộc tập trận quy mô “khủng” của Nga

Đằng sau các cuộc tập trận quy mô “khủng” của Nga

Xe tăng Nga tham gia tập trận.

Các cuộc tập trận quân sự gần đây tại miền Nam nước Nga thực sự đã vượt ra khỏi “tầm kiểm soát” của các quốc gia láng giềng phương Tây – dường như họ đang rất lo lắng rằng, những hành động của Moscow là nhằm chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lớn.

Tờ The National Interest mới đây đăng bài viết của ông Sarajian Simon – trợ lý Giám đốc chương trình chống khủng bố hạt nhân của Nga và Mỹ, đồng thời là nhà nghiên cứu của Trung tâm Befer về khoa học và các vấn đề quốc tế thuộc Trường Havard Kennedy cho hay, Moscow thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn nhưng không có lí do nào chứng minh các cuộc tập trận là sự chuẩn bị của Nga cho cuộc xâm lược nào đó.
Theo chuyên gia này, các cuộc tập trận quân sự gần đây tại miền Nam nước Nga thực sự đã vượt ra khỏi “tầm kiểm soát” của các quốc gia láng giềng phương Tây – dường như họ đang rất lo lắng rằng, những hành động của Moscow là nhằm chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự.
Ông Sarajian nhận đinh, Lực lượng vũ trang Nga thực sự đang chuẩn bị tập dượt cho chiến tranh, nhưng điều đó không có nghĩa rằng Moscow dự định tiến hành một cuộc chiến tranh nào đó.
“Nhiều khả năng các cuộc tập trận hiện nay và sắp tới được tổ chức là để đào tạo lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra bất kỳ tình huống bất trắc nào, bao gồm cả những kịch bản tồi tệ nhất, đồng thời cũng nhằm mục tiêu gửi tín hiệu tới các đối thủ tiềm năng và “các quốc gia láng giềng không trung thành” của Nga”, nhà phân tích tiếp tục.
Bài kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu tại khu vực miền Nam, miền Tây và miền Trung đất nước (Nga) đã bắt đầu từ cuối tháng Tám. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lần tập trận này sẽ kéo dài đến hết tháng Tám, sang đầu tháng 9/2016.
Một trong những mục tiêu tập trận là kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Nga trước thềm các cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Kavkaz-2016 dự kiến diễn ra vào tháng 9/2016 gần biên giới Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo rằng, các tùy viên quân sự tại những cơ quan ngoại giao ở Moscow đã được thông báo về cuộc tập trận sắp tới. Ngoài ra, những tùy viên quân sự nước ngoài cũng được mời đến quan sát cuộc tập trận này.
Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Sarajian Simon, Moscow không thể xoa dịu nỗi bất an của Kiev, Brussels cũng như Washington. Đặc biệt Tổng thống Ukraine ngay từ trước khi Nga bắt đầu hoạt động kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân sự đã tuyên bố, Moscow có thể đang chuẩn bị “một cuộc xâm lược quy mô toàn diện”.
Một số phương tiện truyền thông phương Tây đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về những cuộc tập trận của quân đội Nga.
Ông Sarajian trích dẫn ví dụ một bài viết của tờ báo Anh Express đề cập rằng: “Ông Putin đang bắt đầu một chiến dịch quân sự quy mô lớn trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Nga – Ukraine đang gia tăng và các bên lo sợ rằng, Nga muốn một cuộc chiến quy mô siêu khủng”.
“Như đã đề cập ở trên, tôi tin rằng Nga đang thực sự chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện, tuy vậy đây là những gì mà các tướng lĩnh của bất kỳ quốc gia nào cũng phải làm. Chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là nhiệm vụ của họ, và mục tiêu của các cuộc tập trận quy mô lớn của Nga là kiểm tra xem, lực lượng vũ trang của họ đối phó như thế nào trong các tình huống xấu nhất” – chuyên gia NI phân tích thêm.
Tuy vậy, nhà phân tích Sarajian Simon nhấn mạnh, điều này không có nghĩa lãnh đạo quốc phòng Nga mong muốn các kịch bản như vậy trở thành hiện thực. Vì nếu định chuẩn bị cho một cuộc chiến siêu khủng với NATO thì Moscow sẽ không mời các tùy viên quân sự nước ngoài tới quan sát cuộc tập trận của họ.
Ông Sarajian lưu ý rằng, lực lượng vũ trang Nga tiến hành các cuộc tập trận chiến lược hàng năm kể từ khi nền kinh tế Nga phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng vào đầu những năm 90 của Thế kỷ trước và rất có thể truyền thống này sẽ được tiếp tục.
Ngoài ra, lịch sử các cuộc tập trận của Nga từ năm 2013 cho thấy nước này thường kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở tất cả các hướng.
“Các tướng lĩnh Nga yêu thích đào tạo các binh sĩ của mình, và tôi không thể buộc tội họ vì điều đó, giống như một người bạn cùng khóa của tôi ở Trường Harvard Kennedy vào năm 2002 từng nói rằng, quân đội Mỹ không thích chiến tranh bởi vì họ không tập trung vào việc chuẩn bị chúng. Có thể các tướng lĩnh Nga có quan điểm yêu thích chiến tranh” – nhà phân tích kết luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét