Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Trang bị siêu mạnh, tăng PT-16 vẫn khó sống trước Armata

Để đối phó với tăng Armata, Ba Lan cho ra đời tăng PT-16 với giáp trước dày 1.000mm. Tuy nhiên, PT-16 vẫn khó sống nếu bị Armata tấn công.

Trang bị siêu mạnh
Công nghiệp quốc phòng Ba Lan vừa lần đầu giới thiệu mẫu xe tăng chủ lực mới được định danh là PT-16 - mẫu tăng được nâng cấp của dòng tăng PT-91 Twardy, đặc biệt PT-91 lại là phiên bản nâng cấp từ tăng T-72M1.
Trên cơ sở khung thân nâng cấp xe tăng PT-91/T-72, xe tăng PT-16 được bổ sung thêm các tấm giáp composite tăng cường bọc ngoài. quanh thân xe và mặt trước tháp pháo. Gói nâng cấp tăng đáng kể khả năng bảo vệ hơn so với PT-91. các nguồn tin cho rằng, giáp trước của xe có độ dày tương đương 1.000mm giáp RHA.
Theo hình ảnh được công khai, dọc hai bên sườn xe được bổ sung thêm các tấm giáp composite và tấm che xích. Về mặt hỏa lực, không còn giữ nòng 125mm như của PT-91, xe tăng PT-16 được Ba Lan trang bị khẩu pháo nòng trơn 120mm bắn các loại đạn tiêu chuẩn NATO.
Trang bi sieu manh, tang PT-16 van kho song truoc Armata
Ba Lan giới thiệu tăng PT-16.
Tuy nhiên, họ vẫn giữ lại hệ thống nạp đạn tự động của T-72 nhưng cải tiến một chút để phù hợp với đạn 120mm. Phần khoang đạn cũng được thiết kế lại với tấm chắn ngăn cách với kíp lại nhằm tăng sự sống sót cho họ trong trường hợp xe tăng bị đạn pháo xuyên thủng vào trong.
Xe tăng PT-16 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới với chế độ "hunter-killer hiện đại trên các dòng xe tăng phương Tây. Theo đó, trưởng xe sẽ sử dụng kính ngắm với đo xa laser để tìm kiếm mục tiêu độc lập, sau đó chỉ điểm mục tiêu và phân bổ chúng tới xạ thủ để phá hủy, đồng thời tiếp tục trở lại săn tìm các mục tiêu khác.
PT-16 được trang bị động cơ diesel tuabin tăng áp công suất đến 1.000 mã lực cùng bộ xích xe được thiết kế theo dòng Leopard 2 của Đức. Nhờ đó, xe có thể đạt tốc độ lên tới 70km/h, khả năng bơi vẫn được giữ vững như thiết kế T-72M1 (sâu tối đa 5m có chuẩn bị).
Xuyên giáp 1m là chuyện nhỏ với Armata
Nỗ lực phát triển tăng PT-16 với lớp giáp siêu dày của Ba Lan nhằm đối kháng với tăng Armata của Nga được cho là không mang nhiều ý nghĩa bởi theo tuyên bố của Nga, dòng siêu tăng này có thể bắn đạn xuyên giáp dày trên 1 mét.
Giám đốc của UVZ, ông Vyacheslav Khalitov, công ty đã sản xuất lô xe tăng Armata đầu tiên và hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm cho biết, trong số 20 chiếc bàn giao đầu tiên cho quân đội có một số chiếc được trang bị trọng pháo 152 mm.
Trước khi thông tin về siêu pháo 152 mm dành cho Armata được công khai, hồi tháng 5/2015, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã lần đầu nói về loại pháo cỡ lớn này: "Với pháo 152 mm, tăng Armata có thể bắn thủng lớp thép dày 1m", ông Rogozin cho biết.
Nếu loại pháo này được Nga tích hợp trên tăng Armata, thì cũng đồng nghĩa với việc siêu tăng này sở hữu loại pháo lớn nhất thế giới bởi hiện nay, tăng Abrams của Mỹ có cỡ nòng 120mm, tăng chủ lực Challenger 2 của Anh với pháo chính L30A1 120mm và trên dòng tăng Đức cũng chỉ có cỡ nòng 120 mm.
Lần ra mắt chính thức trong Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ hôm 9/5/2015, Phó tổng giám đốc của cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga Rosoboronexport, Igor Sevastyanov cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata sẽ được trang bị một tháp pháo tự động có khả năng điều khiển từ xa.
Bên cạnh đó có nguồn tin còn cho rằng, tên lửa chống tăng được sử dụng trên T-14 Armata được dẫn đường bằng laser với tầm bắn hiệu quả lên tới 5km song song với đó là mẫu đạn pháo thông thường. Ngoài ra nó còn được trang bị thêm các vũ khí phụ khác như pháo tự động 30mm và súng máy hạng nặng 12,7mm.
Với kho vũ khí siêu mạnh này, PT-16 của Ba Lan khó có thể tồn tại nếu phải đối đầu với tăng Armata của Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét