Tờ Sputnik của Nga dẫn nguồn tin từ những báo cáo mới nhất cho thấy, tiêm kích tàng hình J-20 sẽ trở thành một chiến đấu cơ thích hợp với tác chiến môi trường cao nguyên của TQ.
Đặc biệt mấy ngày gần đây trên mạng bắt đầu xuất hiện ảnh J-20 triển khai tại sân bay quân sự thuộc Tứ Xuyên cao nguyên Thanh Tạng, mà theo một số chuyên gia đây là sự đáp trả của Bắc Kinh đối với việc Ấn Độ triển khai tên lửa hành trình BrahMos ở biên giới 2 nước.
Không ít bài viết của báo chí quân sự Trung Quốc cho rằng, những năm gần đây, quân đội nước này thường xuyên tiến hành công tác thử nghiệm vũ khí trang bị quân sự tại khu vực cao nguyên.
Chẳng hạn, lực lượng tên lửa tiến hành nhiều cuộc tập trận có sự tham gia của tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại khu vực cao nguyên. Lực lượng lính dù cũng tiến hành huấn luyện nhảy dù và thử nghiệm trang thiết bị tại cao nguyên.
Bên cạnh đó, không ít chiến đấu cơ của không quân và trực thăng của không quân lục quân nước này tiến hành diễn tập tại khu vực này.
Việc sử dụng vũ khí trang bị quân sự tại khu vực cao nguyên có rất nhiều yếu tố bị hạn chế do không khí loãng và độ ẩm tương đối thấp, khiến nhiều vũ khí trang bị hoạt động không tốt.
Chẳng hạn, những thiết bị phục vụ sửa chữa và bảo trì kỹ thuật đối với trang thiết bị chiến đấu nếu không được "vùng miền hóa", khó có thể làm việc hiệu quả, ảnh hưởng đến việc triển khaitiêm kích tàng hình J-20 tại khu vực cao nguyên.
Thông qua kết quả thử nghiệm trong môi trường này, Trung Quốc có thể tiến hành cải tiến đối với vũ khí trang bị, xác định quy tắc sử dụng mới. Đặc biệt, nếu cần thiết, có thể nghiên cứu vũ khí trang bị thích hợp với tác chiến cao nguyên.
Theo phân tích của các chuyên gia, lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định tiến hành thử nghiệm cao nguyên đối với phần lớn vũ khí trang bị của lục quân và không quân.
Nhưng nếu nước này muốn thực hiện răn đe hiệu quả trong mấy năm tới, việc quan trọng không phải là tiến hành thử nghiệm cao nguyên đối với chiến đấu cơ J-20, mà là phải kiểm tra những máy bay chiến đấu từng tiến hành thử nghiệm tại Tây Tạng như J-10 và J-11B.
Vì đây là những dòng tiêm kích được trang bị với số lượng tương đối nhiều trong kho vũ khí của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, mặc dù lô chiến đấu cơ J-20 đầu tiên đã bắt đầu phục vụ, nhưng những nghiên cứu và thử nghiệm liên quan hiện này cho thấy Không quân Trung Quốc nếu muốn phát huy hết tính năng của loại máy bay này thì vẫn phải mất thêm nhiều năm nữa.Vì, xét về tính phức tạp trên tất cả hệ thống của chiến đấu cơ này, muốn hình thành sức chiến đấu thực sự của J-20 phải mất một thời gian rất dài, vì vậy trong thời gian này vai trò của J-10 và J-11B ngày càng lớn.
Theo phân tích của chuyên gia, tuy Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ J-20 tại cao nguyên, nhưng chiến trường chính của nó vẫn là Tây Thái Bình Dương.
Tại đây, Quân đội Trung quốc phải đối mặt với tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ, mà đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Australia cũng sẽ trang bị F-35.
Trong khi đó Ấn Độ thông qua việc mua tên lửa phòng không S-400, nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30MKI và liên kết với Nga chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 FGFA, có thể cân bằng và hóa giải sức ép từ tiêm kích tàng J-20 của Không quân Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét