Chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 của Nga hiện được các chuyên gia quân sự đánh giá là xuất sắc nhất trong dòng máy bay đồng hạng trên thế giới.
Su-35 có khả năng tấn công-phòng thủ toàn diện
Tờ The National Interest của Mỹ ngày 14/8 cho rằng, hiện trong dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 trên thế giới, chính chiến đấu cơ Su-35 của Nga chứ không phải là các chiến đấu cơ phương Tây mới thực sự là ông vua làm chủ bầu trời.
Bình luận viên The National Interest (NI) Sebstyan Robin nhận xét rằng, ngoài loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-22, các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Mỹ và châu Âu đều không thể so sánh được với Su-35.
Ví dụ như tuy Su-35 của Nga và F-15 của Mỹ đều là đại diện cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, nhưng mẫu máy bay Nga ra đời sau nửa thế hệ (được xếp dạng 4++), được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến hơn nên có một số ưu thế rõ ràng so với máy bay Mỹ,
Trước hết, Su-35 có hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại, cho phép xác định vị trí của máy bay đối phương trong vòng 50 km. Chính chỉ số này là bán kính tiềm năng phát hiện máy bay trang bị công nghệ tàng hình. Trong khi đó, F-15 không có hệ thống như vậy.
Ngoài ra, F-15 được thiết kế không có một chút tính năng tàng hình nào, còn Su-35 đã được điều chỉnh thiết kế và áp dụng một phần công nghệ tàng hình, do đó việc phát hiện nó khó khăn hơn nhiều.
Một chi tiết gây ấn tượng nữa là phạm vi hành trình của chiếc tiêm kích Nga là 3.600 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu. Tức là Su-35 có thể dễ dàng bay qua toàn bộ chiều dài của đất nước Việt Nam từ bắc chí nam dọc theo bờ biển (3.260km) mà vẫn chưa hết nhiên liệu. Trong khi đó, F-18 có phạm vi hành trình 2.700 km, còn Rafale thì chỉ đạt 2.000 km.
Ông Robin còn nêu lên một ưu điểm khác của Su-35 là khả năng mang được khối lượng lớn vũ khí, vì vậy máy bay này có tính hiệu quả hơn khi cận chiến.
Chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 của Nga
|
Nhìn chung, Su-35 có thể mang được hơn 7,7 tấn đạn dược, trong đó có 6 tấn có thể tấn công vào các mục tiêu dưới mặt đất, trong khi F-15 được chế tạo ra để chiếm quyền kiểm soát trên không, do đó nó không thể trang bị loại tên lửa không đối đất.
Về tính năng không chiến, cả hai máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ đều có thể mang được tên lửa không đối không tầm xa dẫn đường bằng radar AIM-120D, tầm phóng 160 km (Mỹ) và K-77M, tầm phóng 200 km (Nga).
Ngoài ra, Su-35 đồng thời cũng có thể mang tên lửa tầm siêu xa P-37M (R-37M), với tầm phóng lên tới 300-400 km. Với 4 loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và siêu xa, khả năng không chiến của Su-35 vượt trội so với F-15.
Su-35 còn có thể mang các tên lửa chống hạm tầm xa của Nga, giúp nó có thể là một tiêm kích đánh biển đáng gờm - đây lại là điều mà kho vũ khí trên máy bay chiến đấu của Mỹ rất yếu.
Trên máy bay còn được lắp đặt pháo phòng không 30 mm bắn nhanh với 150 quả đạn, các loại bom có điều khiển, giúp nó hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của máy bay đánh chặn cũng như máy bay tấn công tầm xa, với cả tính năng đối hạm, đối đất và đối không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét