Nhật Bản đang phát triển kế hoạch tác chiến dựa trên cơ sở học thuyết “chống thâm nhập - ngăn chặn tiếp cận” (A2 / AD), kế hoạch này được một cựu quan chức Nhật Bản mô tả như một khái niệm mới với nội dung "thống trị mặt biển và chiếm ưu thế trên không" nhằm chống lại nguy cơ bị tấn công từ Hải quân Trung Quốc.
Reuters đã mô tả sơ bộ kế hoạch chiến lược có ý nghĩa lâu dài, nhưng tập trung vào một số tư duy chiến lược dựa theo tư tưởng của học thuyết "chống xâm nhập - ngăn chặn tiếp cận" (Anti-Access / Area-Denial A2 / AD) bao gồm:
Tokyo sẽ triển khai tuyến phòng thủ trên biển Hoa Đông bằng các khẩu đội tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không trên 200 hòn đảo thuộc quần đảo Ryukyu và các đảo khác trải dài 1.400 km (870 dặm) từ mũi đất quốc gia đến sát hòn đảo cuối cùng cạnh Đài Loan.
Vị trí và khoảng cách các đảo thuộc quần đảo Ryukyu Nhật Bản, lấy trung tâm xung đột là quần đào Senkaky
Vùng nước tranh chấp Trung - Nhật, cũng là khu vực mà hải quân Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng đột phá theo hướng ra Thái Bình Dương
Việc triển khai một lực lượng binh lực lớn như vậy hoàn toàn không cần thiết phải giữ bí mật. Kế hoạch triển khai lực lượng phòng thủ không – biển này sẽ ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc trong vùng vịnh của Tây Thái Bình Dương và hình thành lên thành học thuyết “chống xâm nhập, ngăn chặn tiếp cận” phiên bản Nhật Bản.
Kế hoạch này tương tự như thuật ngữ quân sự "A2 / AD", khái quát hóa tư duy chiến lược tầm xa mà Trung Quốc đang sử dụng để đẩy Mỹ và đồng minh ra khỏi khu vực Biển Đông, Hoa Đông.
Tư tưởng chiến lược của kế hoạch khá đơn giản. Các chiến hạm Trung Quốc, xuất phát từ bờ biển phía đông đất nước này phải vượt qua hàng rào phòng ngự bằng tên lửa của Nhật Bản để tiếp cận vùng nước Tây Thái Bình Dương.
Đây là hệ thống cánh cửa mà qua đó, Bắc Kinh tiếp cận với tuyến đường vận tải thương mại trải dài trên các đại dương thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vùng biển Bắc Băng Dương, đồng thời có thể triển khai sức mạnh hải quân trên Thái Bình Dương, đe dọa bờ biển của nước Mỹ.
Đây là hệ thống cánh cửa mà qua đó, Bắc Kinh tiếp cận với tuyến đường vận tải thương mại trải dài trên các đại dương thế giới, trong đó đặc biệt quan trọng là vùng biển Bắc Băng Dương, đồng thời có thể triển khai sức mạnh hải quân trên Thái Bình Dương, đe dọa bờ biển của nước Mỹ.
Triển khai lực lương phòng thủ bờ biển trên các đảo thuộc quần đảo Ryukyu nhằm hiện thực hóa sự hiện diện sức mạnh quân sự Nhật Bản trên không gian rộng lớn của biển Hoa Đông, hàng rào lửa ngăn chặn này sẽ khiến Bắc Kinh cảm thấy thực sự khó khăn khi muốn mở rộng các hoạt động hải quân ra Thái Bình Dương.
Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường thêm lực lượng phòng vệ trên quần đảo Ryukyu thuộc biển Hoa Đông khoảng một phần năm quân số, tương đương với 10.000 quân nhân.
Lực lượng phòng thủ hải đảo, các khẩu đội tên lửa và trạm radar, sẽ được yểm trợ và chi viện từ các đơn vị lính thủy đánh bộ trên đất liền, tàu ngầm công nghệ tàng hình, máy bay tiêm kích F-35, xe thiết giáp đổ bộ lưỡng cư, những tàu khu trục đổ bộ trực thăng có thể trở thành tàu sân bay lớn cho các máy bay F-35 và Hạm đội 7 Mỹ có trụ sở tại Yokosuka, phía nam Tokyo.
Kế hoạch này trên thực tế đã từng là ý tưởng được thảo luận nhiều trong cộng đồng các thành viên an ninh quốc gia Mỹ cho vài năm nay. Toshi Yoshihara, một nhà phân tích của National Interest, giáo sư tại Trường đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cũng đã trình bày một ý tưởng tương tự như một phần học thuyết quân sự A2 / AD có quy mô lớn hơn tại Trung tâm An ninh Mỹ (CNA ) trong bản báo cáo năm 2014.
Tuyền ngăn chặn và hướng tấn công chính của lực lượng hải quân Trung Quốc nếu xảy ra xung đột,các mũi tên màu xanh chỉ hướng phong tỏa hoạt động PLA của Hải quân Mỹ
Vị thế địa lý của quần đảo Ryukyu có thể hỗ trợ các lực lượng chống xâm nhập của Nhật Bản. Ví dụ, các đơn vị tên lửa chống tàu và tên lửa phòng không cơ động đặt trên xe vận tải chuyên dụng phân tán trên các quần đảo sẽ dựng lên một rào cản đáng sợ.
Trong chiến tranh, những hoạt động tác chiến đánh chặn hiệu quả buộc cơ quan chỉ huy quân đội Trung Quốc phải tập trung binh lực nhằm vô hiệu hóa lực lượng ngăn chặn. Các hình thái chiến thuật này tương tự sẽ làm suy giảm đáng kể năng lực tác chiến tập trung của Trung Quốc.
Trong chiến tranh, những hoạt động tác chiến đánh chặn hiệu quả buộc cơ quan chỉ huy quân đội Trung Quốc phải tập trung binh lực nhằm vô hiệu hóa lực lượng ngăn chặn. Các hình thái chiến thuật này tương tự sẽ làm suy giảm đáng kể năng lực tác chiến tập trung của Trung Quốc.
Do đánh chiếm các đảo không có nhiều ý nghĩa chiến lược nhưng không thể không chọc thủng tuyến phòng ngự nếu muốn tiến ra Thái Bình Dương, nguy cơ tổn thất lớn sẽ khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể không quyết định leo thang căng thẳng dẫn đến xung đột.
Vị giáo sư cũng giải thích: Trung Quốc không dễ dàng tiêu diệt các khẩu đội tên lửa hành trình chống tàu được bố trí trên các đảo nhỏ.
Các hoạt động tác chiến nhằm phá hủy các tổ hợp tên lửa hành trình (ASCM) của Nhật Bản sẽ buộc PLA phải mở mặt trận có chiều rộng đến 600 dặm. Một chiến dịch của Trung Quốc nhằm chế áp và vô hiệu hóa các tổ hợp tên lửa cơ động ASCM Nhật Bản sẽ liên quan đến việc phải chia sẻ sức mạnh không quân, tấn công ồ ạt bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Do một tổ hợp tên lửa chống tàu có thể gây tổn thất cho nhiều chiến hạm, nhưng để tiêu diệt một tổ hợp tên lửa. PLA buộc phải tiêu hao vũ khí trang bị, máy bay chiến đấu và lực lượng phi công. Kết quả sẽ rất vô nghĩa, tương tự như lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các hoạt động quân sự “vô ích” truy tìm và tiêu diệt các tổ hợp tên lửa Scud trong cuộc chiến tranh Iraq năm 1990-1991.
Tấn công bằng phương pháp đổ bộ đánh chiếm đảo là cách chắc chắn nhất để vô hiệu hóa các đơn vị phòng không và tên lửa chống tàu, nhưng cũng là cách có nhiều rủi ro nhất do Hải quân Nhật Bản và Mỹ có lực lượng tàu ngầm hiện đại hơn, có khả năng nhanh chóng dìm các tàu đổ bộ PLA xuống biển trước khi lực lượng bộ binh có thể triển khai tấn công đảo.
Những lợi ích chiến lược của Nhật Bản
Các tổ hợp tên lửa Type 88, Type 12 và các tổ hợp tên lửa cơ động khác có số lượng lớn, khả năng sống còn cao, giá thành thấp, khi triển khai trên các đảo sẽ buộc Trung Quốc, khi tấn công sẽ phải tiêu hao các loại vũ khí có giá trị cao, số lượng nhỏ vào các hòn đảo không có nhiều ý nghĩa chiến lược nhưng lại không có được một kết quả chắc chắn là đột phá được cửa khẩu vào Thái Bình Dương.
Việc triển khai lực lượng phòng thủ này có chi phí đầu tư không lớn, nhưng có thể buộc lực lượng không quân hải quân Trung Quốc dàn mỏng trên chiến trường, giúp cho Nhật Bản có không gian tác chiến rộng lớn và hiệu quả.
Ngoài những lợi thế chiến thuật đạt được, tư duy chiến lược này cũng có hiệu quả to lớn đối với Nhật Bản. Lựa chọn giải pháp tăng cường các khẩu đội tên lửa chống tàu và các đơn vị tên lửa phòng không trên quần đảo Ryukyu trong một thời gian ngắn là minh chứng cho quyết tâm của Nhật Bản bảo vệ vùng nước chủ quyền, tăng cường năng lực hành động của Tokyo để đối phó hiệu quả với các nguy cơ khủng hoảng.
Lực lượng đánh chặn Nhật Bản sẽ hạn chế đáng kể phạm vi tấn công của các đơn vị quân đội Trung Quốc lên lãnh thổ Nhật Bản. Hình thành một khu vực an ninh không - hải tầm xa dọc theo quần đảo Ryukyu làm suy giảm khả năng leo thang xung đột và phù hợp với chiến lược phòng thủ theo định hướng chính sách của Tokyo, củng cố vị thế ngoại giao Nhật Bản trên trường thế giới.
Kế hoạch đưa vào thực tế học thuyết 2A/AD phiên bản Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quần đảo và hạn chế khả năng tự do hành động của Hải quân Trung Quốc, hình thành hàng rào phòng thủ biển đảo và phòng không là một tư duy chiến lược thông minh, đáp ứng nhu cầu duy trì an ninh biển Hoa Đông trong tình hình mới.
Mặc dù vậy, Tokyo đang đối đầu với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo đa tầm và phải tìm kiếm các giải pháp nhằm đối phó với những thách thức cấp bách này. Các tổ hợp tên lửa đạn đạo của Trung Quốc càng ngày gia tăng về số lượng và hoàn thiện hơn về chất lượng.
Những đầu đạn tên lửa đạn đạo của Bắc Kinh có thể tấn công vào các căn cứ của Nhật Bản và đồng minh, gây thiệt hại đáng kể về binh lực và phương tiện chiến tranh. Giáo sư Yoshihara trong bản báo cáo của mình, có đưa ra một số các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề này, ví dụ như triển khai hệ thống các chiến hạm Aegis Nhật Bản và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu data – link chiến thuật của Hải quân Mỹ.
Chính phủ nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, sẵn sàng đối phó với những tình huống chiến tranh – xung đột vũ trang.
Tác giả Harry Kazianis - cựu biên tập viên của The National Interest, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm chính sách quốc phòng của NI và Viện chính sách Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét