Theo đó, trong chương trình “Chúng tôi là Chiến sĩ” được phát sóng gần đây trên VTV3, một chiếc Su-27SK với số hiệu 6004 được sơn màu sơn ngụy trang camo mới khác biệt hoàn toàn...
Trong chương trình “Chúng tôi là Chiến sĩ” được phát sóng gần đây trên VTV3, một chiếc Su-27SK với số hiệu 6004 được sơn màu sơn ngụy trang camo mới khác biệt hoàn toàn so với những chiếc Su-27SK trước đây.
Tờ Jakarta Greater đưa tin, nhiều khả năng Việt Nam sẽ nâng cấp phi đội máy bay tiêm kích Su-27 lên biến thể Su-27SM3 với sự hỗ trợ từ Nga.
Tờ Jakarta Greater cho rằng, nhiều khả năng Việt Nam đã nâng cấp các máy bay tiêm kích Su-27 thuộc phiên bản SK và UBK (hai chỗ ngồi) lên biến thể Su-27SM3.
Theo đó, trong chương trình “Chúng tôi là Chiến sĩ” được phát sóng gần đây trên VTV3, một chiếc Su-27SK với số hiệu 6004 được sơn màu sơn ngụy trang camo mới khác biệt hoàn toàn so với những chiếc Su-27SK trước đây của Không quân Việt Nam.
Tờ báo này nhận định, việc sơn lại toàn bộ một chiếc máy bay khá phức tạp và thường chỉ được thực hiện khi nó vừa trải qua quá trình sửa chữa hoặc nâng cấp lớn. Do đó rất có khả năng các máy bay Su-27SK của Việt Nam đã được nâng cấp hoặc hiện đại hóa.
Tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức về việc này, và cũng không rõ liệu chúng có được nâng cấp lên biến thể Su-27SM3 hay các biến thể tương đương hay không.
Tờ báo này cũng dẫn nguồn báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, phi đội máy bay tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam đã hoạt động khoảng 20 năm.
Việt Nam bắt đầu tiếp nhận những chiếc Su-27 đầu tiên vào năm 1995 với hai biến thể chính là Su-27SK và Su-27UBK. Số máy bay này được chuyển giao liên tục trong giai đoạn từ năm 1997-1998. Không quân Việt Nam hiện tại sở hữu khoảng 10 chiếc Su-27 với 5 chiếc Su-27SK, 5 chiếc Su-27UBK.
Su-27SK là một trong những biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích Su-27 do Nga sản xuất, nó được phát triển từ thời Liên Xô và đang dần trở nên lỗi thời trước các dòng tiêm kích thế hệ mới.
Jakarta Greater cũng nhận định rằng tuổi thọ và thời gian hoạt động của Su-27 thấp hơn nhiều so với các dòng chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga hiện tại như Su-30 hay Su-35.
Theo trang web chính thức của Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi, một chiếc Su-27 chỉ có tuổi thọ 2.000 giờ bay tương đương với 20 năm hoạt động. Nếu dựa trên thông số này thì những chiếc Su-27 của Việt Nam đều đã gần đạt tới tuổi nghỉ hưu.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay cộng với đó là phi đội MiG-21 của Không quân Việt Nam mới nghỉ hưu thì vai trò của Su-27 hiện tại hết sức quan trọng và giải pháp duy nhất lúc này là hiện đại hóa những chiếc Su-27.
Được biết hiện Không quân Nga cũng đang dần nâng cấp toàn bộ phi đội Su-27 của mình lên một biến thể cao hơn là Su-27SM3 với hệ thống radar tiên tiến N001VE-Pero cùng động cơ phản lực AL-31FM. Gói nâng cấp này giúp một chiếc Su-27 già nua có thể đuổi kịp Su-35 ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Tờ Jakarta Greater cho rằng, nhiều khả năng Việt Nam đã nâng cấp các máy bay tiêm kích Su-27 thuộc phiên bản SK và UBK (hai chỗ ngồi) lên biến thể Su-27SM3.
Theo đó, trong chương trình “Chúng tôi là Chiến sĩ” được phát sóng gần đây trên VTV3, một chiếc Su-27SK với số hiệu 6004 được sơn màu sơn ngụy trang camo mới khác biệt hoàn toàn so với những chiếc Su-27SK trước đây của Không quân Việt Nam.
Tờ báo này nhận định, việc sơn lại toàn bộ một chiếc máy bay khá phức tạp và thường chỉ được thực hiện khi nó vừa trải qua quá trình sửa chữa hoặc nâng cấp lớn. Do đó rất có khả năng các máy bay Su-27SK của Việt Nam đã được nâng cấp hoặc hiện đại hóa.
Tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức về việc này, và cũng không rõ liệu chúng có được nâng cấp lên biến thể Su-27SM3 hay các biến thể tương đương hay không.
Tờ báo này cũng dẫn nguồn báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, phi đội máy bay tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam đã hoạt động khoảng 20 năm.
Việt Nam bắt đầu tiếp nhận những chiếc Su-27 đầu tiên vào năm 1995 với hai biến thể chính là Su-27SK và Su-27UBK. Số máy bay này được chuyển giao liên tục trong giai đoạn từ năm 1997-1998. Không quân Việt Nam hiện tại sở hữu khoảng 10 chiếc Su-27 với 5 chiếc Su-27SK, 5 chiếc Su-27UBK.
Su-27SK là một trong những biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích Su-27 do Nga sản xuất, nó được phát triển từ thời Liên Xô và đang dần trở nên lỗi thời trước các dòng tiêm kích thế hệ mới.
Jakarta Greater cũng nhận định rằng tuổi thọ và thời gian hoạt động của Su-27 thấp hơn nhiều so với các dòng chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga hiện tại như Su-30 hay Su-35.
Theo trang web chính thức của Tập đoàn sản xuất máy bay Sukhoi, một chiếc Su-27 chỉ có tuổi thọ 2.000 giờ bay tương đương với 20 năm hoạt động. Nếu dựa trên thông số này thì những chiếc Su-27 của Việt Nam đều đã gần đạt tới tuổi nghỉ hưu.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay cộng với đó là phi đội MiG-21 của Không quân Việt Nam mới nghỉ hưu thì vai trò của Su-27 hiện tại hết sức quan trọng và giải pháp duy nhất lúc này là hiện đại hóa những chiếc Su-27.
Được biết hiện Không quân Nga cũng đang dần nâng cấp toàn bộ phi đội Su-27 của mình lên một biến thể cao hơn là Su-27SM3 với hệ thống radar tiên tiến N001VE-Pero cùng động cơ phản lực AL-31FM. Gói nâng cấp này giúp một chiếc Su-27 già nua có thể đuổi kịp Su-35 ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét