Có thể loại trừ việc hải quân Nga sẽ tập trận với hải quân Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, vì Nga cũng có mối quan hệ chiến lược lâu dài với Việt Nam. Việt Nam là đối tác mua bán vũ khí lớn của Nga, Việt Nam cũng nhận rất nhiều dự án đầu tư của Nga...
Chỉ hai tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã công khai nêu rõ khoảng cách trong việc nước này lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông khi tuyên bố: “ Tôi xin nhắc để các bạn nhớ rằng Nga không có ý định liên quan đến cuộc tranh chấp này. Chúng tôi coi đây là vấn đề thuộc nguyên tắc không ủng hộ bên nào cả”.
Dẫu vậy, các bản tin truyền thông cuối tuần nói rằng Nga và Trung Quốc đề nghị tiếp tục tập trận chung trên Biển Đông. Những điều này có vẻ như là đối lập với nhau, tuy nhiên trên thực tế lại không phải vậy.
AsiaTimes đánh giá, các cuộc tập trận quân sự không phải là sự kiện ngẫu nhiên và trong trường hợp này, ý định tổ chức tập trận hải quân trên Biển Đông từng được đưa ra cách đây một năm. Quả thực, các cuộc tập trận quân sự của Nga và Trung Quốc đã trở nên thường xuyên hơn trong vài năm trở lại đây và hai nước đã có những cuộc diễn tập hải quân ở trên Biển Đen, Địa Trung Hải và Viễn Đông. Các cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc chỉ ra quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở mặt quân sự.
Với lí do đó, liệu cuộc tập trận quân sự trên Biển Đông sắp tới sẽ lớn đến mức độ nào, hoặc liệu nó mang tính biểu tượng hơn hay mang tính hỗ trợ thực tế nhiều hơn? Những điều này sẽ phụ thuộc vào các chiến hạm được cử đến, thời gian chúng ở lại và những hoạt động sẽ thực hiện. Thêm vào đó, mức độ cuộc diễn tập cũng được xác định dựa trên vai trò của bản thân Nga trên Biển Đông.
Đầu tiên, cần phải hiểu rằng sự xoay trục của Nga sang châu Á vừa là hệ quả của mối quan hệ khó khăn của Nga với phương Tây, vừa là sự xác nhận vai trò động lực tăng trưởng của châu Á đối với nền kinh tế thế giới.
Dù ở mức độ nào thì cũng không nên coi sự xoay trục của Nga sang châu Á là “xoay sang Trung Quốc” dù cho quan hệ đối tác Nga- Trung đang phát triển ở mức chưa từng có trong những năm gần đây, AsiaTimes lưu ý.
Có thể loại trừ việc hải quân Nga sẽ tập trận với hải quân Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, vì Nga cũng có mối quan hệ chiến lược lâu dài với Việt Nam. Việt Nam là đối tác mua bán vũ khí lớn của Nga, Việt Nam cũng nhận rất nhiều dự án đầu tư của Nga và hai nước vừa ký kết xong hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á –Âu, dạng thức liên minh kinh tế đầu tiên do Nga dẫn đầu.
Vũ khí của Nga bán cho Việt Nam bao gồm tàu tuần tra, tàu ngầm, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu hộ tống,vv…Đây là những vũ khí giúp nâng cao đáng kể sức mạnh hải quân của Việt Nam và không thể thiếu trong chiến lược răn đe chống bành trướng trên Biển Đông.
Đơn giản là Nga sẽ không tập trận hải quân với Trung Quốc trong vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền hay ngược lại. Nga hiện đang gắn bó về mặt ngoại giao với ASEAN, điều chưa từng có từ thời Xô viết.
Việc Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ tăng cường quan hệ với ASEAN đã rất rõ ràng, dẫn chứng từ hội nghị thượng đỉnh Nga- ASEAN do ông Putin chủ trì ở Sochi hồi giữa tháng năm. Tài liệu tại cuộc họp ở Sochi khẳng định rằng hai bên đang tiến tới “quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích chung” trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh và thương mại.
Tài liệu nói rằng ASEAN và Nga đồng ý làm sâu sắc thêm sự hợp tác về kinh tế, an ninh, chính trị và chống khủng bố, “dựa trên nguyên tắc công bằng, vì lợi ích chung, chia sẻ trách nhiệm thúc đẩy hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội ở khu vực châu Á- Thái Binh Dương với tầm nhìn hướng tới quan hệ đối tác chiến lược.”
Theo AsiaTimes, Nga đang tự coi mình là đối tác thích hợp với các nước ASEAN nên họ cảm thấy có động lực để đa dạng hóa quan hệ đối tác và hợp tác với nhiều nước hơn trong khuôn khổ đa phương hóa khu vực, vừa là công cụ để giảm sự hống hách của Trung Quốc xuống vừa để tách biệt mối nguy hiểm từ cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ.
Có thể hình dung, Nga có mục đích lấy lại một phần tầm vóc và sự hiện diện toàn cầu của Liên Xô trong quá khứ, nhưng sau đó, sự thúc đẩy thương mại cũng không thể bỏ qua. Tài liệu Sochi đề cập rằng Nga đã đề xuất khu vực mậu dịch tự do “toàn diện” giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và ASEAN, vạch ra một thị trường duy nhất với GDP ước tính lên đến 4 nghìn tỷ USD và ASEAN đã đồng ý xem xét đề nghị này.
Điều này có thể là sự đáp trả của Nga trước Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu. Các nước ASEAN về phần mình lại hi vọng Nga sẽ giữ sự trung lập ở Biển Đông.
Asiatimes cho rằng, Nga bác bỏ các lý do chiến lược cho việc duy trì cấu trúc liên minh do Mỹ dẫn đầu ở châu Á- Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, vai trò thực tế của Nga trong an ninh châu Á vẫn rất nhỏ. Việc xoay trục sang châu Á có thể là dấu mốc trong cam kết chiến lược và an ninh của Nga, nhưng việc biến những hi vọng thành sự thật vẫn còn phải chờ xem.
Nga sẽ coi Biển Đông hoặc Ukraine và Syria là các vấn đề địa chính trị mà Mỹ đang tham vọng làm bá chủ toàn cầu.
Điểm gây tranh cãi là liệu Nga có lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hay Trung Quốc đã chấp thuận việc sáp nhập Crimea của Nga hay chưa. Vấn đề là cả hai đều giữ vị thế trung lập trong khi để mắt tới thách thức bá quyền của Mỹ. Hai bên đều cố đẩy lùi áp lực của Mỹ, do đó tạo không gian cho nhau để tận dụng lợi thế của việc cân bằng lực lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét